24/03/2022 16:30 GMT+7

Rối loạn hệ miễn dịch: một hậu quả do COVID-19 gây ra

K.H
K.H

Theo các chuyên gia, hệ miễn dịch là cơ quan phòng thủ và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Khi virus, vi khuẩn, nấm hoặc các yếu tố gây bệnh khác xâm nhập cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công và phá hủy các tác nhân này.

Rối loạn hệ miễn dịch: một hậu quả do COVID-19 gây ra - Ảnh 1.

Các chuyên gia ước tính 10-20% người bệnh khỏi COVID-19 có thể gặp “hội chứng hậu COVID-19” hoặc “COVID-19 kéo dài” - Ảnh: Đ.H

Thông thường hệ miễn dịch có thể tự điều chỉnh, tuy nhiên khi mắc virus như SARS-CoV-2, hệ miễn dịch có thể bị rối loạn dẫn tới hình thành các bệnh lý tự viêm và tự miễn.

Rối loạn hệ miễn dịch dẫn tới các bệnh lý tự viêm và tự miễn

Các chuyên gia cũng lý giải rằng, cơ chế của các rối loạn này có thể do bản thân virus có cấu trúc tương tự mô hoặc cơ quan nào đó trong cơ thể dẫn tới "vũ khí" của hệ miễn dịch - kháng thể tự miễn - nhận diện chính các cơ quan đó là đích tấn công tương tự như tấn công virus. 

Hoặc cũng có thể do virus gây phá hủy tế bào, làm bộc lộ những phân tử của cơ thể mà hệ miễn dịch chưa biết đến và tấn công các phân tử đó. Cơ chế thứ ba là virus có thể làm biến đổi các kháng nguyên tự thân, làm cho hệ miễn dịch không nhận diện được và gây ra phản ứng".

Nhiều kháng thể tự miễn tồn tại dai dẳng trong cơ thể bệnh nhân sau khi mắc COVID-19 và là nguyên nhân gây ra khởi phát các bệnh lý tự miễn mà trước đó chưa có khi bệnh nhân chưa nhiễm COVID-19 như: Lupus ban đỏ hệ thống; Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch; Nhược cơ, hội chứng Guilain-Barre... 

Ngoài ra một số bệnh tự miễn khác cũng được ghi nhận khởi phát sau khi mắc COVID-19: Hội chứng khô (khô mắt, khô miệng và khô niêm mạc), bệnh Kawasaki (một bệnh viêm niêm mạc da, mạch máu và hạch bạch huyết chủ yếu được tìm thấy ở trẻ em), viêm khớp dạng thấp và viêm da cơ.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh, trưởng đơn nguyên dị ứng - miễn dịch lâm sàng, trưởng khoa nội tổng hợp Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, rối loạn miễn dịch là nguyên nhân của tất cả các biểu hiện nghiêm trọng của COVID-19 từ cơn bão cytokine cho đến các biểu hiện dai dẳng trong hậu COVID-19. 

"Các nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ gia tăng của tình trạng hậu COVID-19 ở những bệnh nhân có sự lưu hành các kháng thể tự miễn, minh chứng cho vai trò của rối loạn trong đáp ứng miễn dịch. 

Hơn nữa, một nguyên nhân gây ra hậu COVID-19 có thể là do sự tái hoạt động của virus do virus có thể tồn tại lâu dài ở các cơ quan do hệ miễn dịch không có khả năng loại bỏ virus hoàn toàn. Điều này có thể lý giải cho việc các triệu chứng hậu COVID-19 có thể xuất hiện ngay ở những bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ", BS Đĩnh nhấn mạnh.

Rối loạn hệ miễn dịch: một hậu quả do COVID-19 gây ra - Ảnh 2.

TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh - trưởng đơn nguyên dị ứng - miễn dịch lâm sàng, trưởng khoa nội tổng hợp Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City - Ảnh: Đ.H

Điều trị hậu COVID-19 đúng cách

Các triệu chứng hậu COVID-19 hay gặp nhất bao gồm: khó thở, rối loạn nhận thức, trí nhớ (sương mù não) và mệt mỏi. Đặc biệt, có một số yếu tố nguy cơ có thể gia tăng khả năng gặp hậu COVID-19 như: tuổi cao, mắc COVID-19 mức độ nặng, có bệnh lý nền mạn tính, béo phì, nghiện rượu.

Vì vậy, nhận thức đúng đắn để phát hiện và có phương pháp tiếp cận điều trị đúng cách là cần thiết, nhưng các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên quá lo sợ khi "hội chứng hậu COVID-19" được nhắc đến quá nhiều. 

The BS Đĩnh, quản lý hậu COVID-19 là sự phối hợp đa chuyên khoa vì các triệu chứng thường đan xen và biểu hiện ở nhiều chuyên khoa. 

"Người bệnh cần được sàng lọc cẩn thận các triệu chứng để xác định đúng chuyên khoa, vấn đề gặp phải, để được thăm khám và điều trị kịp thời cũng như loại bỏ những triệu chứng không liên quan đến COVID-19 để tránh tâm lý lo lắng và chi phí khám chữa không cần thiết", BS bổ sung thêm.

Với định hướng tối ưu hiệu quả và chất lượng khám chữa bệnh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec cho biết đang tiếp cận bệnh nhân theo hướng "cá thể hóa": sàng lọc triệu chứng từ khi đặt hẹn khám để tư vấn cho người bệnh chọn gói khám phù hợp.

Cụ thể là từ khâu tiếp đón, lựa chọn bác sĩ khám, tiếp cận khám, thăm dò chức năng và điều trị đều dựa trên triệu chứng và nguy cơ của từng người bệnh, trong đó có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa để điều trị, bao gồm: các chuyên khoa lâm sàng, phục hồi chức năng, y học cổ truyền.

"Đồng thời, để quản lý bệnh nhân hậu COVID-19 hiệu quả nhất, chúng tôi luôn cập nhật những khuyến cáo mới nhất trên thế giới, xây dựng những khuyến cáo đa chuyên khoa để thống nhất trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân hậu COVID-19 trên toàn hệ thống", đại diện đơn vị này cho hay.

K.H

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì sai phạm trong quảng cáo sữa HIUP

MC Hoàng Linh bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 107,5 triệu đồng, buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo và buộc cải chính thông tin do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng HIUP.

MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì sai phạm trong quảng cáo sữa HIUP

Đề xuất thêm thuốc mới, hiệu quả điều trị cao vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nói gì?

Bộ Y tế cho hay đang khẩn trương thực hiện rà soát, sửa đổi, cập nhật thông tư ban hành danh mục thuốc để bổ sung vào danh mục các thuốc mới, có hiệu quả điều trị cao và đưa ra khỏi danh mục các thuốc không còn phù hợp.

Đề xuất thêm thuốc mới, hiệu quả điều trị cao vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nói gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar