21/03/2017 11:10 GMT+7

Rời Hà Nội lên Cao Bằng trồng rau

VĂN HẢI - NGUYỄN HƯỜNG
VĂN HẢI - NGUYỄN HƯỜNG

TTO - “Thóc đâu bồ câu đấy”, người ta thường đổ về các đô thị lớn như Hà Nội tìm sinh kế, nhưng ở thủ đô lại có một ngôi làng có tới 120 hộ dân rời thành phố lên Cao Bằng thuê đất trồng rau.

Vay ngân hàng 50 triệu đồng và lên Cao Bằng năm 2008, nay chị Xuân đã có gần 10 năm lập nghiệp nơi đây, trả hết nợ và còn thuê thêm được nhiều đất, mở rộng sản xuất  - Ảnh: KIM XOA

Đó là dân của làng Thành Lập 1, xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. Ở Cao Bằng, các xã, phường Ngọc Xuân, Đề Thám, Sông Bằng, Sông Hiến... đều có người Thành Lập 1 thuê đất trồng rau.

Thuê đất trồng rau

Thành Lập 1 là làng thuần nông, làm nghề trồng rau cả trăm năm nay. Năm 1999, ông Nguyễn Xuân Mai người làng Thành Lập 1 có việc đi lên tỉnh miền núi Cao Bằng chơi và thấy nhiều người Bắc Ninh, Bắc Giang lên đây thuê đất để trồng trọt, chăn nuôi. Mà đất đai ở tỉnh miền núi này thì mênh mông, chỉ sợ không có sức mà làm.

Năm 2000, ông Mai gom toàn bộ tiền ở quê đưa cả nhà lên Cao Bằng thuê đất khai hoang trồng rau xanh. Ông nhớ lại: “Những ngày đầu lên vùng đất miền núi xa lạ, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Nhưng rồi vợ chồng chúng tôi cũng vượt qua”.

Sau 2 năm, ông dựng được căn nhà và hiện thuê gần 3.000m2 đất trồng rau ở xã Ngọc Xuân. Ổn định phần mình, ông kéo luôn người em trai Nguyễn Xuân Tuấn lên trồng rau.

Cứ thế, người đi trước rước người đi sau. Đến đầu năm 2017 đã có hơn 120 hộ dân Thành Lập 1 có người lên Cao Bằng lập nghiệp. Không chỉ người lớn tuổi, mà cả những người rất trẻ cũng theo lên trồng rau.

Ông trưởng làng Nguyễn Văn Chắm cho biết trai gái trong làng kết hôn xong nhiều cặp cũng đưa nhau lên Cao Bằng thuê đất trồng rau, rồi sinh con đẻ cái.

Cuộc sống khá lên

Anh Nguyễn Xuân Danh, người đã đưa vợ con lên Cao Bằng 10 năm nay và hiện đang ở xã Ngọc Xuân, cho biết:

“Thuê đất ở đây rẻ hơn nhiều so với dưới xuôi, chỉ mất 15-20 triệu đồng/1.000m2/năm. Thường những gia đình chúng tôi lên đây ban đầu thuê 1.000-3.000m2 để trồng rau. Nếu làm ăn có lãi thì năm sau có thể thuê thêm. Được cái đất ở đây rộng bạt ngàn, sợ không có sức để làm...”.

Gia đình chị Xuân ở phường Sông Bằng đã khá giả lên nhờ nghề trồng rau. Chị tâm sự: “Gia đình có 7 nhân khẩu, nhưng ở quê chỉ có 2 sào đất (700m2) trồng rau. Nhiều vụ trồng ra nhưng không bán được. Năm 2008, gia đình tôi lên Cao Bằng thuê đất trồng rau, mong cuộc sống khấm khá hơn”.

Để lên Cao Bằng lập nghiệp, chị Xuân vay ngân hàng 50 triệu đồng, thuê 1.000m2 đất, đầu tư phân bón, giống rau. Đất ở Cao Bằng màu mỡ nên rau phát triển tốt.

Mùa đông thì trồng su hào, bắp cải, súp lơ; mùa xuân lại trồng cà chua, hành... Mùa nào thức ấy. Đến năm 2013, nhà chị Xuân đã có tiền thuê thêm hơn 4.000m2 đất, mở rộng diện tích trồng rau và dựng nhà sinh sống.

Gửi tiền về nuôi con học hành

Nhiều hộ lên Cao Bằng sớm như anh Danh, chị Xuân, chị Khánh, anh Vinh... đã có thể gửi tiền về quê cho bố mẹ, con cái. Nếu rau được mùa, giá cả tốt thì mỗi năm các hộ sẽ dư được 80-100 triệu đồng. Hơn 120 hộ gia đình lên Cao Bằng (chiếm gần 1/3 tổng số hộ ở làng Thành Lập 1) đã có cuộc sống khấm khá hơn.

Làng Thành Lập 1 giờ đây đã xuất hiện nhiều nhà tầng, biệt thự. Với khoản tiền tích cóp sau 6-7 năm thuê đất trồng rau, nhiều người đã gửi được vài trăm triệu đồng về quê xây nhà, gửi tiết kiệm lo tương lai con cái. Giới thiệu ngôi nhà xây năm 2015 hết hơn 500 triệu đồng, cụ Nguyễn Văn Nhờ ở làng Thành Lập 1 nói:

“Tôi ở nhà trông 4 cái nhà mới xây cho 4 đứa con đi Cao Bằng trồng rau. Chúng đều đã đi được 5-7 năm nay rồi, đứa nào cũng có tiền mang về để xây nhà”.

Việc học hành của con cái cũng được quan tâm hơn. Một số đứa trẻ ở lại với ông bà đã không còn phải bỏ học nữa, chúng thường xuyên được cha mẹ gửi tiền về cho ăn học. Số khác theo cha mẹ lên Cao Bằng cũng được đến lớp.

Lên miền núi cách Hà Nội hơn 300km để trồng rau đã trở thành lối đi riêng của người dân làng Thành Lập 1. Ông trưởng làng Nguyễn Văn Chắm nói: “Cái danh làng nghèo nhất xã, nhất huyện giờ không dành cho dân Thành Lập 1 nữa”.

Cung cấp 60% lượng rau cho TP Cao Bằng

Theo các cơ quan chức năng ở TP Cao Bằng, tổng diện tích đất nông nghiệp toàn TP hiện nay khoảng 1.050ha, trong đó người dưới xuôi (chủ yếu dân Thành Lập 1) đã thuê hơn 50ha, chiếm 5% tổng quỹ đất nông nghiệp, để trồng rau. Ước tính các hộ dân này cung cấp hơn 60% lượng rau xanh cho toàn TP Cao Bằng.

VĂN HẢI - NGUYỄN HƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar