02/08/2019 07:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Rối' điểm sàn đại học, vì sao?

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Từ ngày 1-8, Thanh tra Bộ GD-ĐT bắt đầu thanh tra điều kiện đảm bảo chất lượng tuyển sinh tại 4 trường đại học. Đây là những trường từng công bố điểm sàn mức thấp (dưới 14 điểm).

Rối điểm sàn đại học, vì sao? - Ảnh 1.

Thí sinh dự thi kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 của ĐH Quốc gia TP.HCM. Điểm trung bình của 2 đợt thi là 692 điểm, nhưng có trường ĐH đưa ra mức điểm chuẩn chỉ đạt... 400 điểm - Ảnh: NHƯ HÙNG

Những gì xảy ra trong kỳ tuyển sinh năm nay cho thấy không chỉ các trường đại học (ĐH), mà ngay cả Bộ GD-ĐT vẫn loay hoay với điểm sàn.

Thanh tra trường tự xác định điểm sàn thấp

Theo ông Nguyễn Huy Bằng - chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT, thanh tra bộ quyết định thanh tra tuyển sinh năm 2019 tại 4 trường gồm ĐH Nội vụ Hà Nội, ĐH Lâm nghiệp, ĐH Hùng Vương TP.HCM và ĐH Bạc Liêu được thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD-ĐT.

Trước đó, cả bốn trường này đều công bố điểm sàn năm nay với mức thấp (dưới 14 điểm).

Cụ thể, Trường ĐH Nội vụ Hà Nội từ 12-17 điểm, mức sàn thấp nhất ở cơ sở Hà Nội là 13 điểm; hai phân hiệu của trường tại TP.HCM và Quảng Nam với hầu hết các ngành 12 và 12,5 điểm.

Trường ĐH Lâm nghiệp tại cơ sở Hà Nội có 28/32 ngành điểm sàn 13; phân hiệu của trường tại Đồng Nai có 16/16 ngành điểm sàn 13.

Mức 13 điểm là điểm sàn của hầu hết các ngành ở Trường ĐH Bạc Liêu, trong đó còn có 2 ngành 12 điểm.

Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM không công bố điểm sàn trên website của trường theo quy định, mà chỉ cập nhật mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh Bộ GD-ĐT là 12 điểm.

Theo định nghĩa của Bộ GD-ĐT, điểm sàn là "ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào" và còn có nghĩa khác là "mức điểm tối thiểu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển".

Từ năm 2018, Bộ GD-ĐT đã cho phép các trường tự xác định điểm sàn, bộ chỉ công bố điểm sàn với nhóm ngành sư phạm, năm nay thêm nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

Trước việc nhiều trường tự công bố điểm sàn ĐH thấp, Bộ GD-ĐT đã khuyến cáo "các trường không nên xem chỉ tiêu tuyển sinh là căn cứ để xác định điểm sàn, dẫn tới xác định điểm sàn quá thấp không đảm bảo chất lượng".

Ngay sau đó, hàng loạt trường đã lên 14, vừa vi phạm quy định phải công bố trước ngày 22-7 vừa đẩy một số thí sinh vào thế "việt vị" nếu đã điều chỉnh nguyện vọng trước khi trường công bố lại mức điểm sàn xét tuyển mới.

Kẽ hở

xét tuyển học bạ

Nộp hồ sơ xác nhận nhập học diện xét tuyển học bạ tại ĐH Giao thông vận tải TP.HCM - Ảnh: N.HÙNG

Trong khi Bộ GD-ĐT đang giám sát điểm sàn với phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia, nhưng thực tế có trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác (học bạ, đánh giá năng lực, xét tuyển kết hợp...) lại không quy định điểm sàn. Đây là kẽ hở để các trường "lách luật" vơ vét thí sinh bằng mọi giá.

Hậu quả của "phong trào" mở trường ĐH?

Lãnh đạo một trường ĐH có tên trong đợt thanh tra đợt này cho rằng, bộ không có văn bản buộc phải công bố điểm sàn nên trường không thực hiện là không sai phạm.

"Về pháp lý, khi thí sinh hoàn thành bậc học ở dưới thì được quyền học bậc tiếp theo. Điều kiện để được học ĐH là 'tốt nghiệp THPT'. Thí sinh tốt nghiệp THPT là đã vượt qua điểm sàn. Học sinh tốt nghiệp THPT là hoàn thành bậc học ở dưới, vậy lấy lý do gì không cho các em được xin xét tuyển ĐH?" - vị hiệu trưởng đặt vấn đề.

Một chuyên gia tuyển sinh cho rằng theo Vụ Giáo dục ĐH - các trường có quyền xác định điểm sàn thấp hoặc không công bố điểm sàn, nhưng sau đó xác định điểm chuẩn không thấp (từ 17 điểm) là hoàn toàn phù hợp.

"Do vậy, trường không công bố điểm sàn vẫn không sai phạm. Vấn đề chất lượng đầu vào nằm ở chỗ điểm chuẩn trúng tuyển, chứ không phải điểm sàn" - chuyên gia này nhấn mạnh.

Thật ra, việc các trường xác định điểm sàn thấp cũng với mục đích tuyển được nhiều thí sinh. Tuy nhiên, nhiều năm qua cho thấy các trường "tốp đáy" luôn khó khăn trong tuyển sinh, dù điểm chuẩn bằng điểm sàn, cũng chỉ tuyển được 40 - 60% chỉ tiêu.

Lãnh đạo ĐH Phú Yên xác nhận trường cạn kiệt nguồn tuyển từ vài năm nay. Năm 2017, trường chỉ tuyển được 41% chỉ tiêu và năm 2018 được khoảng 40% . Điều này chỉ ra những câu hỏi về "phong trào" tỉnh nào cũng có ĐH, ĐH mở phân hiệu ở các tỉnh trước đây.

* TS Võ Hoàng Khiêm (phó hiệu trưởng Trường ĐH Bạc Liêu): "Hiện nay, một số trường ĐH lớn cũng xác định điểm sàn thấp, nên trường chúng tôi cũng lấy theo. Ngoài ra, những năm qua trường luôn tuyển không đủ chỉ tiêu, như năm 2018 chỉ tuyển được khoảng 60%".

* TS Mai Hải Châu (phó giám đốc phân hiệu Trường ĐH Lâm nghiệp tại Đồng Nai): "Với đề thi năm nay được đánh giá có tính phân loại tốt, những thí sinh đạt 13, 14, 15 điểm không chênh lệch nhau nhiều nên vẫn đủ năng lực học ĐH".

* PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng (phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM): "Sở dĩ các trường ĐH xác định mức điểm sàn thấp tại phân hiệu do không có nguồn tuyển".

TTO - Dù có lấy điểm sàn thấp đến đâu, những trường đại học có mức xét tuyển thấp cũng khó lòng tuyển đủ chỉ tiêu, bởi vấn đề không nằm ở chỗ điểm sàn là bao nhiêu mà ở chỗ số thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều hay ít.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sáng nay, gần 4.000 thí sinh bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM

Sáng 24-5, gần 4.000 học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM tại 3 điểm thi.

Sáng nay, gần 4.000 thí sinh bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar