05/12/2009 07:14 GMT+7

Robot cảnh sát giao thông

TƯỜNG VY
TƯỜNG VY

TT - Các sinh viên năm 4 khoa cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vừa đưa ra một giải pháp mới để giải quyết vấn nạn kẹt xe của TP.HCM: dùng robot điều khiển. Chú robot này đã được đưa xuống đường thử nghiệm làm... cảnh sát giao thông.

Phóng to

Robot đang thử nghiệm điều khiển giao thông tại giao lộ xa lộ Hà Nội - Tây Hòa (Q.9, TP.HCM) - Ảnh: CTV

Cao 1,75m, hình dáng giống người thật, robot có khả năng thực hiện những động tác tương tự động tác của cảnh sát giao thông khi điều khiển giao thông phù hợp với sự kiện giao thông đang diễn ra. Nó có thể thay thế hoặc hỗ trợ một phần cảnh sát giao thông trong việc điều tiết lưu thông, làm việc 24/24 giờ, bất chấp điều kiện thời tiết và môi trường.

Điều khiển giao thông lại... gây kẹt xe!

Phạm Tấn Đạt (lớp công nghệ tự động 05, khoa cơ khí - chế tạo máy Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: robot sẽ đứng ở bục điều khiển giao thông, bốn camera gắn ở bốn góc đường sẽ thu lại hình ảnh các làn xe, số người và phương tiện tham gia giao thông. Các camera này kết nối với máy tính trung tâm.

Dựa trên phương pháp xác suất thống kê, phần mềm nhận dạng số lượng tham gia giao thông (do nhóm tự viết) sẽ dự đoán số lượng người cũng như phương tiện tham gia giao thông, từ đó đưa ra nhận xét làn đường nào đông người đi, làn đường nào ít người..., sau đó đưa ra tín hiệu để robot ra động tác phù hợp điều khiển dòng người di chuyển trên đường.

Phần mềm cũng có thể dự báo được ùn tắc giao thông, giúp lực lượng cảnh sát giao thông can thiệp kịp thời, giảm tối đa tình trạng kẹt xe.

Khổ nhất là lúc đem robot xuống đường thử nghiệm. Nhóm cho biết phải chở robot đi bằng xe máy, thế là va quẹt, một thành viên trong nhóm bị gãy xương ngón chân. Rồi đến khi cho robot hoạt động, robot chạy chính xác nhưng lại... gây kẹt xe vì người đi đường hiếu kỳ dừng lại xem và bàn tán!

Phóng to

Nhóm SV chế tạo robot điều khiển giao thông (từ trái qua): Trung Tiến, Thành Nam, Phạm Tấn Đạt, Trung Hiếu, Duy Toàn, Thanh Tòng - Ảnh: CTV

Khả năng ứng dụng cao

Để chế tạo robot này, nhóm của Đạt đã vận dụng nhiều mảng kiến thức khác nhau, từ công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử đến xã hội học... “Khi thiết kế, nhóm phải tính đến khả năng công nghệ Việt Nam có làm được không, nếu không phải tìm phương án khác. Bí quá thì hỏi thầy” - Đạt nói.

Còn Nguyễn Duy Toàn, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Để tiết kiệm chi phí bọn mình dùng các thiết bị cũ để chế tạo, dùng động cơ điện một chiều giá rẻ thay cho động cơ đắt tiền của nước ngoài... Tất nhiên vẫn đảm bảo tối đa tính ổn định và chính xác”.

Hiện nay nhóm đang tiếp tục nghiên cứu để chế tạo “robot cảnh sát giao thông” phiên bản 2 linh hoạt hơn, động tác giống người thật hơn, có thêm chức năng ghi lại bảng số xe người vi phạm Luật giao thông.

Với chi phí chế tạo vào khoảng 10 triệu đồng (chưa bao gồm camera và máy tính trung tâm), nhóm nghiên cứu hi vọng “robot cảnh sát giao thông” sẽ là một trong những giải pháp tiết kiệm và hiệu quả để giải quyết tình trạng kẹt xe trầm trọng ở TP.HCM, theo tính toán của các nhà chuyên môn, gây thiệt hại khoảng 14.000 tỉ đồng/năm.

Ngoài việc điều khiển giao thông, robot này còn có thể dùng để cảnh báo tại các công trình lao động, những khu vực nguy hiểm và độc hại như các công trường khai thác đá, công trường thi công lao động ngoài trời đông người qua lại hoặc làm đồ dùng dạy học về giao thông cho các trường.

“Robot cảnh sát giao thông” là đề tài dự giải Eureka 2009 và giải thưởng “Sáng tạo kỹ thuật Vifotech” dành cho sinh viên nghiên cứu khoa học của nhóm sáu SV: Nguyễn Trung Tiến, Phạm Tấn Đạt, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Đình Nam, Nguyễn Duy Toàn và Nguyễn Thanh Tòng thuộc lớp công nghệ tự động 05, khoa cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu - trưởng khoa điện tử viễn thông ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, thành viên hội đồng giám khảo các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ Eureka 2009 - cho biết công nghệ mà nhóm bạn ứng dụng đã được một số nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... ứng dụng tại các công trường xây dựng mang tính cảnh báo.

“Tôi đánh giá tốt ý tưởng và công nghệ của đề tài. Tuy nhiên, đề tài có hướng chủ yếu là hỗ trợ điều khiển giao thông ở giao lộ, trong đó sử dụng phương pháp nhận dạng người bằng xử lý ảnh. Nếu áp dụng vào thực tế VN hiện nay sẽ gặp nhiều khó khăn vì tình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra và ý thức chấp hành giao thông của người dân chưa tốt” - tiến sĩ Hiếu nói.

TƯỜNG VY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thi xong 'tự đoán' điểm cao, nam sinh Vũng Tàu 3 điểm 10, thủ khoa toàn quốc

Nhờ ý thức tự học, Phan Quang Hiển Vinh, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), đạt 3 điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Thi xong 'tự đoán' điểm cao, nam sinh Vũng Tàu 3 điểm 10, thủ khoa toàn quốc

Thủ khoa toàn quốc khối A00: Tin vui báo bố đầu tiên, bố đã qua đời từ năm Thịnh học lớp 3

'Bố tôi mất từ năm tôi học lớp 3. Lúc biết điểm thi, tôi rất xúc động. Việc đầu tiên tôi làm là thắp hương báo tin vui cho bố', Trần Hữu Thịnh nói.

Thủ khoa toàn quốc khối A00: Tin vui báo bố đầu tiên, bố đã qua đời từ năm Thịnh học lớp 3

'Hồng tỷ' thành 'trend' giải trí trên mạng, cái đáng ghét thành chuyện để vui?

Vụ 'Hồng tỷ' gây chấn động, nhưng dân cư mạng lại đang biến thành trò đùa vượt quá giới hạn.

'Hồng tỷ' thành 'trend' giải trí trên mạng, cái đáng ghét thành chuyện để vui?

Nam sinh đạt 5 danh hiệu thủ khoa toàn quốc: Chọn ngành kỹ thuật nhưng yêu văn, làm thơ, viết rap

Nguyễn Việt Hưng - học sinh Trường THPT chuyên Chu Văn An, Hà Nội - gây chú ý khi đạt điểm số 'khủng' tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, đồng thời là thủ khoa khối A01, C01, D01 và D11.

Nam sinh đạt 5 danh hiệu thủ khoa toàn quốc: Chọn ngành kỹ thuật nhưng yêu văn, làm thơ, viết rap

Nhiều trí thức trẻ mong có việc mới vì chính sách thu hút dừng giữa chừng khi sáp nhập

Sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính, 25 trí thức trẻ công tác hơn 9 năm tại tỉnh Phú Yên (cũ) rơi vào cảnh hụt hẫng khi chính sách thu hút dừng giữa chừng sau sáp nhập, mong được bố trí công việc mới.

Nhiều trí thức trẻ mong có việc mới vì chính sách thu hút dừng giữa chừng khi sáp nhập

Trung Quốc tăng kỷ lục số ngày nghỉ cưới để khuyến khích kết hôn và sinh con

Trung Quốc nâng số ngày nghỉ cưới lên mức kỷ lục để khuyến khích kết hôn, giữa lúc tỉ lệ sinh và số người kết hôn sụt giảm.

Trung Quốc tăng kỷ lục số ngày nghỉ cưới để khuyến khích kết hôn và sinh con
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar