15/04/2022 13:56 GMT+7

RNA virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong chất thải người nhiều tháng sau khi mắc COVID-19

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu và rút ra kết luận rằng chất thải từ những người mắc COVID-19 vẫn có thể chứa vật chất di truyền của virus SARS-CoV-2 đến 7 tháng sau.

RNA virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong chất thải người nhiều tháng sau khi mắc COVID-19 - Ảnh 1.

SARS-CoV-2 và những biến thể đáng quan tâm. Ảnh: news-medical.net

Nếu như chỉ dựa trên các kết quả xét nghiệm dịch mũi và họng để xác định đã khỏi bệnh COVID-19 hay chưa, thì có lẽ chúng ta đã thiếu sót lớn. Các nhà khoa học tại trường Stanford Medicine (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu và rút ra kết luận rằng chất thải từ những người mắc COVID-19 vẫn có thể chứa vật chất di truyền của virus SARS-CoV-2 đến 7 tháng sau lần đầu được chẩn đoán mắc bệnh. Những người này thường có các triệu chứng tiêu hóa kéo dài như buồn nôn, nôn mửa và đau bụng.

Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự hiện diện của RNA virus trong chất thải của những người mắc COVID-19 ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, được thu thập vào các thời điểm khác nhau sau khi những người này mắc bệnh. Kết quả này là minh chứng cho khả năng virus SARS-CoV-2 cũng lây nhiễm qua đường ruột.

RNA (axit ribonucleic) là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa và biểu hiện của gene. Theo các nhà khoa học, virus được tìm thấy trong các mẫu bệnh phẩm là các mảnh vật liệu di truyền chứ không phải các hạt virus nguyên vẹn, có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, kết quả này giúp làm sáng tỏ khả năng đường ruột có thể là một ổ chứa virus - nơi ẩn náu của các vật chất di truyền, đồng thời giúp lý giải các triệu chứng mà một số bệnh nhân gặp phải nhiều tháng sau lần đầu mắc bệnh.

Phó Giáo sư Y khoa và di truyền học Ami Bhatt, tác giả của nghiên cứu, cho biết đến nay khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến hội chứng COVID kéo dài (Long COVID), song nghiên cứu này cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể ẩn náu trong đường ruột sau nhiều tháng mắc bệnh. Theo bà Bhatt, có khả năng hội chứng COVID kéo dài - trong đó người bệnh phải đối mặt với hàng loạt triệu chứng bệnh khác nhau - là do phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các protein của virus trong các ổ chứa nằm trên khắp cơ thể. Lý giải sâu hơn về khả năng này, Phó Giáo sư Bhatt lấy ví dụ triệu chứng "sương mù não" có thể bắt nguồn từ khả năng virus còn tồn tại trong hệ thống thần kinh.

Phó Giáo sư Bhatt đang tiến hành nghiên cứu cách hệ vi sinh vật - 'vũ trụ' vi khuẩn nằm trong hệ thống đường ruột - ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mục đích của nghiên cứu là xác định xem liệu 'dấu vết' vi khuẩn có ảnh hưởng đến khả năng, cách thức và thời gian virus phát tán trong chất thải sau khi người bệnh phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã tận dụng lợi thế của một thử nghiệm lâm sàng tiến hành hồi tháng 5/2020 về một phương pháp điều trị khả thi - interferon lambda - đối với các bệnh nhân mắc COVID-19 cấp độ nhẹ. Các nhà khoa học đã giám sát theo dõi các quá trình các triệu chứng khởi phát, mức độ và vị trí phát tán của virus, trong đó cũng thu thập các mẫu chất thải của người.

Phó Giáo sư Bhatt và các đồng nghiệp đã phân tích các mẫu phẩm thu được từ 113 người ở các thời điểm khác nhau sau khi nhiễm bệnh. Kết quả cho thấy, chất thải đường ruột của 50% số này còn chứa các mảnh vật chất di truyền virus trong 1 tuần sau khi những người này phát hiện mắc COVID-19.

Trong khi đó, chất thải của 13% số này còn tồn tại mảnh vật chất di truyền đến 4 tháng sau khi đã âm tính với virus và 4% có RNA trong chất thải đến 7 tháng sau lần đầu mắc bệnh.

Theo các nhà nghiên cứu, các RNA virus này không đủ để giúp họ xác định các bệnh nhân đã nhiễm biến thể nào và liệu ở các thời điểm khác nhau là cùng một biến thể, song các nhà khoa học tin rằng, rất có khả năng các bệnh nhân trong quá trình thử nghiệm đã bị tái nhiễm COVID-19 với một biến thể khác.

Các phát hiện trên có ý nghĩa đối với việc giám sát nước thải mà các nhà nghiên cứu và chính phủ đang áp dụng để truy vết số ca mắc COVID-19 ở các quận và thành phố trên khắp nước Mỹ. Theo Phó Giáo sư Bhatt, hiểu được cơ chế lây nhiễm và phát tán của virus rất quan trọng trong việc lập kế hoạch ứng phó với đại dịch.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản: Miễn học phí trường tư gây lo ngại rời bỏ trường công

Quyết định của Nhật Bản về việc miễn học phí trung học phổ thông, bao gồm cả các trường tư thục, đang làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc từ các nhà giáo dục và chuyên gia chính sách.

Nhật Bản: Miễn học phí trường tư gây lo ngại rời bỏ trường công

Điểm tin 18h: Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ; 'Thảm họa 100 năm' tại bang Texas

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 7-7-2025

Điểm tin 18h: Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ; 'Thảm họa 100 năm' tại bang Texas

Luyện thi chứng chỉ CELPIP, CAEL cùng UCA Academy

Trên hành trình chinh phục mục tiêu định cư và du học Canada, một trong những trở ngại lớn nhất với nhiều người Việt chính là điểm số tiếng Anh.

Luyện thi chứng chỉ CELPIP, CAEL cùng UCA Academy

Tủ lạnh Toshiba NaturePURE 711L - ‘siêu thị mini’ ngay tại nhà

Xu hướng mua sắm thực phẩm theo tuần ngày càng phổ biến tại các gia đình hiện đại, đặt ra nhu cầu về tủ lạnh có không gian lưu trữ lớn hơn hơn. Nắm bắt xu hướng này, Toshiba cho ra mắt tủ lạnh NaturePURE với dung tích 711L.

Tủ lạnh Toshiba NaturePURE 711L - ‘siêu thị mini’ ngay tại nhà

Doanh số tăng trưởng, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ

Toyota đã hoàn thành cột mốc doanh số tích lũy 1 triệu xe ngay sau ngày đầu tiên của tháng 7, tiếp tục duy trì ưu đãi hấp dẫn cho khách mua xe.

Doanh số tăng trưởng, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ

Học ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân: Cơ hội việc làm thế nào?

Kỹ sư công nghệ kỹ thuật hạt nhân không chỉ làm trong nhà máy điện hạt nhân mà có thể làm kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị bức xạ trong y học, thiết bị kiểm tra không phá hủy trong công nghiệp…

Học ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân: Cơ hội việc làm thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar