14/02/2014 13:27 GMT+7

Rất chịu làm và rất đỗi chịu chơi

L.ĐIỀN ghi
L.ĐIỀN ghi

TT - Trong mắt anh em đồng nghiệp, nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một người rất chịu làm và cũng rất đỗi chịu chơi. Kỷ niệm của tôi với ông có rất nhiều, nhưng sâu sắc nhất là vào thời trước đổi mới.

Vào năm 1981, lúc chuẩn bị thành lập Hội Nhà văn TP.HCM, tôi nhớ có một cuộc sinh hoạt của các nhà văn chủ chốt, do Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt chỉ đạo. Cuộc sinh hoạt với nội dung kiểm điểm các nhà văn về tư tưởng, những đóng góp cho thành phố, sinh hoạt nghề nghiệp và cá nhân... Trong cuộc sinh hoạt này có người tố cáo Nguyễn Quang Sáng về một nội dung thuộc đời tư cá nhân. Sau chuyện này, ông có bảo tôi: “Tôi không sợ ông đại tướng, vì một ông đại tướng không bao giờ đem quân đánh tôi, nhưng tôi rất sợ ông hàng xóm của tôi, vì ông ấy có thể đánh tôi bất kỳ lúc nào”. Nhưng mà sau buổi kiểm điểm ấy, ông Võ Văn Kiệt có đem một chai rượu đến uống với anh em văn nghệ. Tôi nhân dịp này đọc hai bài thơ: Bán vàng, và Ông già sông Hậu. Đến hôm sau, ông Võ Văn Kiệt cho thư ký đến gặp tôi xin bản chép hai bài thơ đó, bảo là để làm kỷ niệm.

Mùa thu năm 1982, ông Võ Văn Kiệt thôi làm bí thư Thành ủy để ra trung ương làm phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm chủ tịch Ủy ban Kế hoạch nhà nước. Tôi với ông Nguyễn Quang Sáng bàn nhau làm một bữa tiệc do chính tôi đứng bếp, Nguyễn Quang Sáng phụ bếp, gọi điện mời ông Võ Văn Kiệt đến nhậu. Bữa ấy còn có Trịnh Công Sơn thủ vai tiếp khách, Nguyễn Bá và Trần Long Ẩn nữa. Trong bữa rượu này, tôi đọc bài thơ Đánh thức tiềm lực, gọi là “tiễn anh Sáu Dân đi làm kinh tế”. Đây cũng là lần đầu tiên công bố bài thơ này, lúc ấy mà công bố một bài thơ có nội dung thẳng thắn như vậy phải nói là tôi cũng ngại. Ông Võ Văn Kiệt nghe xong bảo: Nặng lắm, nhưng chịu được. Còn Nguyễn Quang Sáng thì ông ấy bảo: rồi sẽ đến lúc có người nghe bài thơ này và in bài thơ này. Từ đó, tự nhiên hình thành một mối quan hệ thân thiết giữa tôi, Nguyễn Quang Sáng, Trịnh Công Sơn và ông Võ Văn Kiệt. Vào ngày tết nhóm chúng tôi thường ghé chúc tết anh Sáu Dân.

Trong giai đoạn này, văn tài của Nguyễn Quang Sáng phải nói là phát triển rực rỡ. Ông làm hàng loạt kịch bản phim, thậm chí lúc khó khăn ông còn viết cả kịch bản cải lương. Tôi có câu thơ “Ca sĩ vã mồ hôi như võ sĩ... Có nhà văn ư ử ca cải lương” là chỉ Nguyễn Quang Sáng vào lúc ấy. Cũng giai đoạn này ông viết các truyện ngắn mà tôi rất thích vì sự thâm thúy của nó: Con chim quên tiếng hót, Đạo Tưởng, Tôi thích làm vua... Đấy là những truyện xuất sắc mà về sau khó làm nổi nữa. Ông Nguyễn Quang Sáng có cách bình luận về văn nghệ và thời cuộc rất hình tượng, độc đáo và rất Nam bộ.

Từ năm 1981 đến 1995 ông Nguyễn Quang Sáng làm tổng thư ký Hội Nhà văn TP.HCM hai nhiệm kỳ, cả hai nhiệm kỳ này tôi cũng tham gia ban thư ký hội, và phải nói là ông có tinh thần cấp tiến, đấu tranh để bảo vệ những nhà văn có tiếng nói thẳng thắn, gai góc.

Kỷ niệm với ông thì nhiều lắm, ông nằm xuống rồi, anh em đồng nghiệp sẽ còn nhớ mãi phong thái thoải mái phóng khoáng và năng lực làm việc cực kỳ nghiêm túc, mãi đến cuối đời ông vẫn giữ “kỷ luật” cho mình mỗi ngày viết ít nhất một trang.

L.ĐIỀN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar