07/12/2012 10:40 GMT+7

Rạng sáng 14-12: mưa sao băng đẹp nhất trong năm

TUẤN DUY (CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM)
TUẤN DUY (CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM)

TTO - Geminids - trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm 2012 - sẽ đạt cực điểm vào sáng sớm 14-12 theo giờ VN.

Phóng to

Một sao băng rực rỡ từ trận mưa sao băng Geminids được nhìn thấy ở California, Mỹ năm 2009 - Ảnh: NASA

Năm nay, thời điểm diễn ra mưa sao băng trùng với trăng non, khá thuận lợi để quan sát. Bạn có thể bắt đầu quan sát ngay khi màn đêm buông xuống vào tối 13-12 đến rạng sáng 14-12 (hoặc lân cận khoảng thời gian này), khi chòm Gemini bắt đầu mọc lên cao ở phía chân trời đông (sau 8g tối 13-12) gần chòm sao Orion nổi tiếng với ba ngôi sao thẳng hàng ở thắt lưng.

Từ khoảng sau 2g đến rạng sáng 14-12, khi chòm Gemini ở gần đỉnh đầu, bạn có thể quan sát nhiều sao băng với tần suất tăng dần, lên đến 120 sao băng/giờ (nếu điều kiện quan sát lý tưởng), bởi lúc này Gemini đã lên cao và không bị lớp mây và khí quyển dày gần chân trời che mất.

Theo dự báo của Tổ chức Sao băng quốc tế (IMO), tần suất của Geminids trong điều kiện tối ưu có thể xấp xỉ 120 sao băng/giờ.

Để quan sát mưa sao băng tốt nhất, hãy chú ý đến thời tiết và lượng mây cũng như sương mù, vì chúng là "khắc tinh" của sao băng. Chỉ quan sát khi bầu trời quang đãng hoặc gợn mây rất nhẹ, đừng phí thời gian với bầu trời đỏ rực đầy mây.

Càng tránh xa ánh sáng đô thị, bạn càng có thể trông thấy nhiều sao băng. Ngoài ra hãy nhớ mưa sao băng không phải là sao băng nhiều như mưa, mà có lúc bạn sẽ không thấy vệt sao băng nào và có lúc sẽ thấy nhiều vệt sao xuất hiện cùng lúc. Bên cạnh đó nên chú ý giữ ấm, nhất là trong tiết trời đông này.

Phóng to

Một sao băng từ trận mưa sao băng Geminids được nhìn thấy bên trên sa mạc Mojave, Mỹ năm 2009 - Ảnh: Nationalgeographic

Geminids bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ 19 kéo theo sự bí ẩn về nguồn gốc của nó. Mãi đến năm 1983, bí ẩn này mới được NASA làm sáng tỏ khi tìm ra vật thể 3200 Phaethon - được cho là “kẻ” đã gây ra Geminids.

Vật thể Phaethon có đường kính khoảng 5km, cấu tạo chủ yếu từ vật chất rắn và một ít băng đá, chính vì thế nó giống một tiểu hành tinh hơn là sao chổi. Các nhà khoa học tin rằng Phaethon chính là phần nhân của một sao chổi nào đó còn sót lại sau những cuộc hành trình của nó và bị gió mặt trời thổi hết lớp đá băng bên ngoài.

TUẤN DUY (CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar