25/03/2012 22:07 GMT+7

Ra đời quy tắc ứng xử chống mạng máy tính ma

DUY NGUYỄN
DUY NGUYỄN

TTO - Ủy ban Truyền thông liên bang (FFC) Hoa Kỳ vừa thông qua một bộ “quy tắc ứng xử” nhằm nâng cao khả năng xử lý của các nhà mạng ở Mỹ trước những cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) của tin tặc.

Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Mỹ như Verizon, Cox, Comcast, AT&T, Sprint, CenturyLink và Time Warnner Cable phải cùng đồng thuận trong việc chống lại những cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) - cách thức tấn công mà các nhóm hacker rất thường sử dụng trong thời gian qua.

Cụ thể, bộ quy tắc ứng xử mà FFC đưa ra gồm năm yêu cầu cơ bản: giáo dục, phát hiện, thông báo, khắc phục và hợp tác.

Phóng to
Botnet là vũ khí ưa thích của tin tặc khi muốn đánh phủ đầu một website - Ảnh: Internet

Trong đó, các ISP phải có trách nhiệm tìm và theo dõi hoạt động của các botnet (mạng máy tính ma) để chia sẻ thông tin với các ISP khác. Đồng thời trang bị các kiến thức cơ bản về bảo mật cho người dùng cuối.

Khi máy tính của khách hàng bị nhiễm mã độc và biến thành máy tính ma (zombie), các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải có trách nhiệm thông báo và khắc phục hậu quả cho khách hàng.

Phát biểu trên tờ Ars Technica, Michael O’Reirdan, chủ tịch của Hội đồng An ninh truyền thông, độ tin cậy và hợp tác (CSRIC), cho biết bộ quy tắc ứng xử này phần nào đã được luật hóa và đã được thực hiện từ trước, nhưng đến nay Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ mới chính thức thông qua và áp dụng với hầu hết các ISP lớn ở nước này.

Nếu phát huy hiệu quả, biện pháp này có thể sẽ được nhân rộng trên khắp thế giới để các nhà mạng chung tay chấm dứt cơn ác mộng mang tên DDoS.

* Botnet: mạng lưới gồm hàng ngàn máy tính đã nhiễm mã độc và bị chiếm quyền điều khiển (gọi là zombie). Hacker dùng bonet để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDoS (khiến website bị quá tải đến mức không thể truy cập được) hoặc phát tán thư rác.

Cách đây vài năm, botnet còn là một vũ khí “cao cấp” mà chỉ những hacker tài giỏi mới có khả năng tạo ra nó. Hiện nay, việc tạo ra một botnet không còn quá khó và được coi như một món hàng mà bọn tội phạm mạng có thể mua bán hoặc cho thuê.

* Tấn công từ chối dịch vụ (DDoS - Distributed Denial of Service): một hình thức làm nghẽn hệ thống ("hút cạn" băng thông) bằng một lượng truy cập rất lớn vào cùng một thời điểm.

Công cụ để tội phạm mạng tấn công DDoS thường là các mạng botnet được hình thành bởi các "máy tính ma" (zombie - các máy tính bị lây nhiễm mã độc và chịu sự điều khiển bởi tội phạm mạng). Số lượng trung bình của các mạng botnet từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn, thậm chí là vài triệu đối với những mạng botnet nổi tiếng như Zeus.

DUY NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không ngừng học hỏi, tự tin trước AI

Trước sự phát triển như vũ bão của trí tuệ nhân tạo (AI), làn sóng startup trỗi dậy mạnh mẽ, nhiều bóng hồng Việt không coi đó là thử thách mà chính là cơ hội để thể hiện rõ nét chính mình.

Không ngừng học hỏi, tự tin trước AI

Lần đầu có app đặt xe container, tích hợp cả thủ tục xuất nhập khẩu

Một ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục xuất nhập khẩu trong cùng một nền tảng logistics số lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.

Lần đầu có app đặt xe container, tích hợp cả thủ tục xuất nhập khẩu

Dữ liệu trên cloud, bạn có thật sự quản lý?

Bạn tạo ra dữ liệu và lưu nó lên cloud. Nhưng nếu một ngày bạn bị khóa quyền truy cập thì liệu dữ liệu ấy còn là của bạn nữa không?

Dữ liệu trên cloud, bạn có thật sự quản lý?

Vì sao chatbot Grok đăng thông tin sai sự thật, xúc phạm trên X?

Chatbot Grok của tỉ phú Musk bị chỉ trích vì có thể lan truyền ngôn từ thù địch thông qua dữ liệu huấn luyện và tài liệu tổng hợp của nó.

Vì sao chatbot Grok đăng thông tin sai sự thật, xúc phạm trên X?

Cảnh báo xu hướng nguy hiểm: Tội phạm mạng và tội phạm ngoài đời bắt tay nhau lừa đảo

Tội phạm mạng và tội phạm ngoài đời thực đang ngày càng kết nối chặt chẽ với nhau trong các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi.

Cảnh báo xu hướng nguy hiểm: Tội phạm mạng và tội phạm ngoài đời bắt tay nhau lừa đảo

Hé lộ trình duyệt mới của OpenAI: Tích hợp AI, thách thức Google Chrome

Trình duyệt mới của OpenAI dự kiến chính thức ra mắt trong vài tuần tới, hứa hẹn mang lại trải nghiệm hoàn toàn khác biệt nhờ tích hợp giao diện trò chuyện giống ChatGPT.

Hé lộ trình duyệt mới của OpenAI: Tích hợp AI, thách thức Google Chrome
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar