29/12/2016 01:01 GMT+7

Quyết liệt hơn nữa trong phòng chống tham nhũng

Đ.P.
Đ.P.

TTO - Ngày 28-12 tại Hà Nội, Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về phòng chống tham nhũng họp phiên thứ 11. Tại phiên họp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trưởng BCĐ, đòi hỏi: phải quyết liệt hơn nữa trong phòng chống tham nhũng.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

“Không tham ô, tham nhũng thì tiền đâu mà lắm thế, xây nhà xây cửa, chạy ra nước ngoài như thế?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo TTX VN, các thành viên BCĐ thống nhất đánh giá năm 2016, với quyết tâm cao và sự tập trung chỉ đạo của BCĐ, sự nỗ lực của các cơ quan tiến hành tố tụng, tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp có chuyển biến rõ rệt.

Theo đó, nhiều vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận bức xúc đã được xử lý đúng tiến độ, nghiêm minh, như vụ án Phạm Công Danh, vụ án Hà Văn Thắm, vụ án Lê Dũng, vụ án Phạm Ngọc Ngoạn, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (phần điều tra lại). Các vụ án thuộc diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo; Ban Nội chính đôn đốc đã truy tố, xét xử nhiều bị cáo ở mức độ quyết liệt.

Bên cạnh đó, BCĐ đã thành lập 7 đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm tại 14 tỉnh; chỉ đạo xử lý 87 vụ việc, vụ án...

Tại phiên họp, Tổng bí thư nêu: bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của BCĐ còn một số tồn tại, hạn chế. Một số thành viên dành thời gian chưa nhiều cho việc thực hiện nhiệm vụ của BCĐ, nhất là trong kiểm tra và đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng ở địa bàn được phân công.

Việc điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp vẫn còn kéo dài, số vụ còn ít.

Vụ án Phạm Công Danh làm thất thoát 9.000 tỉ đồng ở Ngân hàng Xây dựng đang được xét xử phúc thẩm. Đây là một trong số nhiều đại án được BCĐ Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo, đôn đốc xử lý - Ảnh: TÂM LỤA

Một số vụ án tham nhũng - kinh tế chuyển hóa lẫn nhau, khó tách bạch, nhất là khi làm kinh tế với động cơ vụ lợi, lợi ích nhóm. Do vậy, Tổng bí thư yêu cầu phải căn cứ vào bản chất sự việc để kết luận. “Không tham ô, tham nhũng thì tiền đâu mà lắm thế, xây nhà xây cửa, chạy ra nước ngoài như thế?” - Tổng bí thư đặt vấn đề.

Bên cạnh đó, Tổng bí thư nêu việc thu hồi tài sản mặc dù có tiến bộ nhưng còn ít. Phát hiện tham nhũng, tiêu cực từ nội bộ còn ít, phần nhiều là do tố cáo, công luận, báo chí. Ông nhìn nhận: trung ương làm mạnh nhưng địa phương làm ít, chuyển động chưa rõ. “Nơi nào làm chậm phải kiểm điểm trách nhiệm, nếu không thì hòa cả làng cũng không tốt” - Tổng bí thư nói.

Nhất trí với 7 nhóm nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2017 và 12 nhiệm vụ cụ thể, Tổng bí thư nhấn mạnh trong thời gian tới, muốn làm tốt hơn công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, phải có quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa và hành động quyết liệt hơn nữa.

Tổng bí thư cho rằng phải chú ý thêm một số vụ án lớn, nghiêm trọng; đưa một số vụ án “đắp chiếu” vào diện BCĐ chỉ đạo, kiên quyết xử lý; chú ý thêm ở địa phương, cơ sở, các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, thuế và hải quan, khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài; hạn chế tối đa tình trạng bỏ trốn, bỏ chạy, tăng cường khâu thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu...

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng chống tham nhũng gắn với việc thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nghị quyết trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn

Sau 3 năm kể từ khi thành lập BCĐ Trung ương về phòng chống tham nhũng và Ban Nội chính Trung ương đến nay, trong tổng số 40 vụ án, 7 vụ việc thuộc diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo, đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 26 vụ với 330 bị can; đã truy tố, xét xử sơ thẩm 21 vụ với 247 bị cáo, xét xử phúc thẩm 14 vụ với 137 bị cáo.

Trong số 29 vụ án thuộc diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 21 vụ với 93 bị can, đã truy tố xét xử sơ thẩm 18 vụ với 68 bị cáo, xét xử phúc thẩm 10 vụ với 24 bị cáo, mức án rất nghiêm khắc. Qua đó cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Đ.P.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ

Khi chính quyền chỉ còn hai cấp thì hoạt động chính quyền số, công dân số sẽ được đẩy mạnh. Vậy cần chuẩn bị gì để từ ngày 1-7, người dân ngồi nhà vẫn làm được giấy tờ, thủ tục?

Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ

Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Tìm thấy 4 thi thể, còn 1 người mất tích

Đến trưa 17-5, lực lượng cứu hộ cứu nạn tìm thấy 4 thi thể nạn nhân trong vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A (Lai Châu). Hiện lực lượng chức năng đang tìm kiếm 1 nạn nhân còn lại.

Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Tìm thấy 4 thi thể, còn 1 người mất tích

Hơn 1 năm vẫn chưa trục vớt tàu kéo bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Hơn một năm trước, tàu kéo sà lan chở đá từ đất liền ra Lý Sơn bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích. Công an đã khởi tố vụ án, nhưng đến nay tàu kéo vẫn chưa được trục vớt để điều tra.

Hơn 1 năm vẫn chưa trục vớt tàu kéo bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Hiện trường vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu

Liên quan đến vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) làm 5 người mất tích, sáng 17-5 lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân.

Hiện trường vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu

Kon Tum chuyển đổi 96 căn hộ tái định cư sang nhà ở xã hội

96 căn hộ tái định cư dự án giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh đi quốc lộ 24 được tỉnh Kon Tum chuyển đổi sang nhà ở xã hội để cho thuê.

Kon Tum chuyển đổi 96 căn hộ tái định cư sang nhà ở xã hội

Đề xuất bổ sung 44.000 tỉ đồng chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau tinh gọn bộ máy

Việc bổ sung 44.000 tỉ đồng chi trả chế độ cho cán bộ, công chức sau tinh gọn bộ máy dự kiến được Quốc hội bàn và thông qua nghị quyết trong sáng nay 17-5.

Đề xuất bổ sung 44.000 tỉ đồng chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau tinh gọn bộ máy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar