16/10/2016 16:56 GMT+7

Quyết liệt, chủ động để ứng phó bão chồng bão

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Đó là yêu cầu của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp trực tuyến với 17 tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và 5 tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ chiều 16-10.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Tại cuộc họp để bàn giải pháp ứng phó với bão số 7 rất mạnh đang hướng vào nước ta, ông Hoàng Đức Cường - giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương - cho biết sáng 16-10 bão Sarika vượt qua đảo Luzon (Philippines) đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 7 năm 2016 trên Biển Đông.

Trước khi đi qua Philippines bão mạnh cấp 15, sau khi vượt qua đảo Luzon bão còn cấp 13-14, giật tới cấp 16.

Đến 13 giờ ngày 16-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,5 độ vĩ Bắc - 118,5 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 670 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150 km/h), giật cấp 16. 

Ông Cường nhận định bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây với tốc độ khoảng 20 km/h. Đến 13 giờ ngày 17-10, khi đến cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 120km về phía đông bão đạt sức mạnh cực đại với sức gió cấp 14, giật cấp 16-17. 

Sau đó, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc (đi dịch lên phía bắc) với tốc độ từ 15-20 km/h. Đến 13 giờ ngày 18-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18 độ vĩ Bắc - 109,5 độ kinh Đông, trên vùng biển phía nam đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão vẫn mạnh cấp 14, giật cấp 16-17. Sức mạnh của bão thời điểm này tương đương với bão Haiyan khi vào Biển Đông. Đây là thời điểm nguy hiểm nhất, cần phải báo động cho phương tiện trên biển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm trước khi bão tới.

Đến trưa ngày 19-10 tâm bão sẽ đi vào vịnh Bắc Bộ. Lúc này bão có khả năng giảm còn cấp 12-13 và khi vào đất liền giảm thêm 1-2 cấp (còn cấp 11-12). 

Với hướng di chuyển như trên, phạm vi gió mạnh của bão có khả năng ảnh hưởng từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế. Tuy nhiên, vùng trọng tâm ảnh hưởng của bão lên đất liền được xác định trong một vài ngày tới vì sai số dự báo vị trí tâm bão trong 3 ngày lên tới 350 km.

Theo khuyến cáo của cơ quan khí tượng, từ Quảng Ninh đến Huế cần sẵn sàng ứng phó với bão.

Theo dự báo của cơ quan khí tượng, bão số 7 sẽ gây mưa chủ yếu từ Nghệ An, Thanh Hóa đến đồng bằng và trung du Bắc Bộ với lượng mưa từ 200-300 mm, có nơi lên đến 400 mm. Lượng mưa này tập trung trong thời gian ngắn.

Theo ông Cường, từ ngày 19 đến 22-10 là thời điểm có triều cường cao nhất nên bão số 7 gây sóng cao 10 m trên Biển Đông và sóng cao 5-6 m gần bờ, nước biển dâng do bão khoảng 2 m.

“Bão số 7 rất nguy hiểm, mạnh nhất trong 10 năm gần đây trên biển và có thể ảnh hưởng tới đất liền. Bão Sơn Tinh năm 2012 cũng có cấp gió 10-12 ảnh hưởng nghiêm trọng tới các tỉnh ven biển. Hi vọng bão số 7 đi thẳng vào bờ biển sẽ bớt tác hại hơn bão Sơn Tinh đi ngược ven biển từ miền Trung ra phía Bắc” - ông Cường nói.

Với cơn bão Haima (Hải Mã) ở ngoài khơi phía Đông Philippines, ông Cường cho biết đây cũng là cơn bão rất mạnh có khả năng đạt cấp siêu bão. Dự kiến bão số 7 đổ bộ xong thì bão Hải Mã sẽ đi vào Biển Đông. “Hi vọng Hải Mã sắp tới không ảnh hưởng tới chúng ta. Tuy nhiên, nó còn quá xa để có nhận định cụ thể nên trước mắt tập trung vào theo dõi, phòng chống bão số 7” - ông Cường nói. 

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định cùng với áp thấp nhiệt đới gây mưa lũ thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản từ Nghệ An đến Huế, bão số 7 mạnh đi vào Biển Đông có nhiều khả năng đổ bộ vào đất liền nước ta rồi bão Hải Mã đang di chuyển vào Biển Đông là tổ hợp thiên tai rất nguy hiểm.

Sau khi nghe ý kiến của các địa phương, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao các địa phương đã chủ động nắm thông tin và lên phương án ứng phó với bão số 7. 

Để giảm thiểu thiệt hại do bão số 7 có nhiều khả năng vào đất liền nước ta, Phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động nắm thông tin, duy trì chế độ trực ban, thông báo cho tàu thuyền trên biển di chuyển tránh bão, di dời dân ở các nơi nuôi trồng thủy sản; các địa phương chủ động cấm biển tùy tình hình thực tế.

Trên bờ phải chủ động chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cây xanh ở đô thị không để bão gây thiệt hại nặng cho cả đô thị; đảm bảo an toàn hồ chứa thủy lợi, thủy điện, vận hành phù hợp đảm bảo hồ chứa tích được nước nhưng không để xảy ra sự cố bất ngờ, hồ đã đầy thì chủ động xả bớt nước.

Chủ động di dời dân ở nơi xung yếu, ở công trình không an toàn đến nơi đảm bảo an toàn. Tất cả các địa phương phải chủ động lên kế hoạch phù hợp để khi có tình huống là thực hiện được ngay. Đồng thời chủ động phương án ứng phó với bão Hải Mã vì bão chồng bão cực kỳ nguy hiểm.

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chuẩn bị lực lượng, phương tiện phối hợp các địa phương thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết. Bộ GTVT chuẩn bị nhân lực, phương tiện giải cứu các tuyến giao thông. Các bộ ngành khác theo chức năng nhiệm vụ sẵn sàng các phương án ứng phó và giải quyết các vấn đề phát sinh sau bão, lũ.

21 người chết, 8 người mất tích

Theo Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc từ ngày 13 đến sáng 16-10, trên địa bàn các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế đã có mưa to đến rất to. Các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị có tổng lượng mưa từ 200 - 300 mm; tại Quảng Bình, Hà Tĩnh tổng lượng mưa từ 400 - 600 mm, nhiều khu vực mưa trên 800 mm. Đặc biệt ở Mai Hóa (Quảng Bình) mưa 949 mm; Nghệ An tổng lượng mưa từ 100 - 250 mm. 

Mưa lớn làm mực nước lũ trên các sông lên nhanh, nhiều sông tại Hà Tĩnh và Quảng Bình lên mức xấp xỉ lũ lịch sử, gây ngập úng diện rộng, nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ bị ngập sâu, đường sắt Bắc Nam đi qua khu vực tỉnh Quảng Bình đã bị ngập nhiều đoạn, cản trở, ách tắc giao thông tuyến đường huyết mạch của đất nước.

Tính đến chiều 16-10, mưa lũ đã làm 21 người chết (Nghệ An 2 người, Hà Tĩnh 2 người, Quảng Bình 15 người, Huế 2 người). Bên cạnh đó có 8 người mất tích (Hà Tĩnh 1 người, Quảng Bình 7 người). Đồng thời có 18 người bị thương (Quảng Bình 13 người, Quảng Trị 3 người, Huế 2 người). Mưa lũ cũng làm ngập, hư hỏng 100.383 nhà. 

Để giảm thiểu thiệt hại của mưa lũ, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các tỉnh từ Nghệ An tới Thừa Thiên - Huế thực hiện nghiêm hai công điện của Thủ tướng trước đó; tập trung tìm kiếm người mất tích, tiếp tục thăm hỏi động viên gia đình người gặp nạn, rà soát để ứng cứu kịp thời người dân bị thiệt hại, không để người dân nào bị đói; tập trung phục hồi sản xuất, hệ thống hạ tầng...

TUẤN PHÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khởi công công viên 2ha tại Củ Chi, chủ đầu tư hứa 6 tháng xong

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM khởi công dự án xây dựng công viên Tân Thạnh Tây (khu 2), huyện Củ Chi.

Khởi công công viên 2ha tại Củ Chi, chủ đầu tư hứa 6 tháng xong

Năm nay những cơn mưa 'cực đoan' sẽ phổ biến

Các trận mưa 100mm trong vòng một giờ đồng hồ (còn gọi là mưa 'cực đoan') sẽ diễn ra khá phổ biến trong năm 2025.

Năm nay những cơn mưa 'cực đoan' sẽ phổ biến

Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 6 đuối nước trên sông Lam

Sau gần 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, thi thể nam sinh lớp 6 đuối nước trên sông Lam đã được tìm thấy cách hiện trường gặp nạn khoảng 300m.

Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 6 đuối nước trên sông Lam

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án thành lập đảng bộ (mới), phương án nhân sự cấp tỉnh, cấp xã đúng nguyên tắc, yêu cầu, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, trình cấp có thẩm quyền đúng tiến độ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Bộ Công an xác định nhóm giang hồ do Nguyễn Công Huân cầm đầu móc nối một số nghi phạm hình sự phức tạp, hoạt động cho vay lãi nặng, mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, mua bán ma túy.

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang vừa thống nhất đơn tự nguyện nghỉ hưu sớm của trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy; đồng ý 45 cán bộ lãnh đạo các tổ chức, xã phường được nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc.

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar