08/04/2017 08:08 GMT+7

Quyết định thần tốc của ông Trump khi phát lệnh tấn công Syria

DUY LINH - NHẬT ĐĂNG
DUY LINH - NHẬT ĐĂNG

TTO - Không cần sự phê chuẩn của quốc hội, không chờ ý kiến của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đêm 6-4 (giờ Mỹ, tức sáng 7-4, giờ Việt Nam) phát lệnh tấn công Syria.

Tên lửa hành trình Tomahawk được bắn từ tàu khu trục USS Porter của Mỹ tại Địa Trung Hải nhắm vào căn cứ không quân Shayrat ở tỉnh Homs, Syria - Ảnh: AFP - Clip: YouTube

Hai tàu khu trục USS Ross và USS Porter của Mỹ đang hoạt động tại phía đông Địa Trung Hải đã bắn 59 tên lửa hành trình Tomahawk nhắm vào căn cứ không quân Shayrat ở tỉnh Homs - nơi được xem là có liên quan đến chương trình vũ khí hóa học của chính quyền al-Assad và gây ra vụ không kích dính dáng đến vũ khí hóa học làm thiệt mạng hàng chục thường dân Syria.

Đây là lần đầu tiên trong cuộc nội chiến kéo dài 6 năm ở Syria, Mỹ không kích quân đội chính phủ.

Quyết định thần tốc

Ngày 4-4, Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) báo cáo về việc xuất hiện vũ khí hóa học, giết chết khoảng 80 người. Lập tức, các bên ở Syria gồm phe đối lập, chính phủ, Nga, Mỹ... đổ lỗi cho nhau.

Ngày 5-4, Nga nói rằng vũ khí hóa học chất trong kho của quân nổi dậy và vô tình bị ném bom trúng, tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống nếu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc biểu quyết cho việc lên án, dùng biện pháp với Syria.

Trong khi đó đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley, khẳng định Mỹ hoàn toàn có thể hành động đơn phương nếu như các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không thể đồng thuận.

Tại buổi gặp quốc vương Jordan ngày 5-4, ông Trump tuyên bố “Syria đã vượt quá giới hạn và buộc ông phải thay đổi suy nghĩ” về chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Ngày 6-4, Mỹ tiếp tục cáo buộc và lên án Syria dùng vũ khí hóa học. Ông Trump nói rằng “sẽ có vài thứ xảy ra”.

Tối cùng ngày tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago, ông Trump tuyên bố ra lệnh không kích Syria: “Đêm nay, tôi đã ra lệnh không kích vào căn cứ không quân Syria, nơi vụ tấn công bằng vũ khí hóa học được thực hiện.

Đây là điều rất quan trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ, nhằm cấm và ngăn chặn sự lây lan trong việc sử dụng vũ khí hóa học chết người”.

Tạp chí TIME ngày 7-4 dẫn lại khoảng 18 lần trong quá khứ ông Trump dùng Twitter để phản đối việc Mỹ tham gia vào Syria.

Nhưng đáng chú ý, trong một dòng trạng thái vào 11h45 ngày 29-8-2013, ông giống như đã hé mở cách thức ông thực hiện một cuộc tấn công thần tốc, không do dự: “Tại sao chúng ta vẫn cứ ra rả lên là khi nào sẽ tấn công Syria. Tại sao chúng ta không thể im lặng, và nếu có tấn công thì sẽ khiến chúng bất ngờ?”.

Người dân bị thương sau vụ tấn công - Ảnh: AFP - Clip: YouTube

Chỉ có 23 tên lửa trúng mục tiêu

Chín máy bay chiến đấu của Syria cùng một số nhà chứa máy bay, đạn dược và nhiên liệu tại căn cứ không quân Al Shayrat đã bị phá hủy trong cuộc tấn công của Mỹ, Đài truyền hình Rossiya24 của Nga thông tin.

Trái với tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ, truyền thông Nga cho biết không phải tất cả máy bay hay cơ sở vật chất tại Al Shayrat bị phá hủy, đường băng vẫn còn hoạt động.

Thông tin ban đầu từ Chính phủ Syria nói có 9 người chết. 59 tên lửa hành trình đối đất Tomahawk đã được Mỹ sử dụng, hướng tấn công được xác định là từ phía đông Địa Trung Hải.

Báo The Guardian dẫn lời thiếu tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, ngày 7-4 tuyên bố chỉ có 23 trong số 59 quả đánh trúng căn cứ không quân của Syria.

Theo truyền thông quốc tế, các hệ thống phòng không của Syria gần như đã không phản ứng gì khi bị tấn công.

Được trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng do Liên Xô cũ sản xuất, lực lượng phòng không của Syria được đánh giá là lạc hậu ở thời điểm hiện tại.

Tiên tiến nhất là hệ thống S-200V do Liên Xô cung cấp từ năm 1983, có tầm bắn tối đa 240km, độ cao tối đa 29km. Không có thông tin về việc S-200V đã được bố trí tại căn cứ Al Shayrat.

Tên lửa Tomahawk được phóng đi từ tàu khu trục Mỹ ở Địa Trung Hải nhằm vào căn cứ không quân Al Shayrat Thông tin: Duy Linh - Đồ họa: Tấn Đạt

● Tomahawk là tên lửa hành trình tầm xa, đa nhiệm, có thể phóng từ các bệ phóng cố định trên mặt đất, tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và máy bay chiến đấu. Tomahawk có mặt trong hầu hết các chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ, bắt đầu từ chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

● Trang bị: từ 1983 đến nay.

● Đơn giá: 1,59 triệu USD (2014).

● Sức mạnh tấn công: đầu đạn quy ước nặng 450kg, đầu đạn hạt nhân W80.

● Kích thước: dài 5,56m, với động cơ tăng tốc: 6,25m. Đường kính: 51,81cm. Sải cánh: 2,67m.

● Tầm bắn: tùy vào phiên bản tấn công mặt đất hay chống hạm. Tối đa: 1.700km (thế hệ mới nhất Block IV TLAM-E).

DUY LINH - NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tối hậu thư của ông Trump với Nga

Ông Trump gia tăng áp lực với Matxcơva nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine bằng việc nói sẽ cung cấp vũ khí mới cho Kiev và sẽ trừng phạt thuế.

Tối hậu thư của ông Trump với Nga

Bà Melania được dân Ukraine gọi là 'đặc vụ quốc gia'

Người dân Kiev gọi bà Melania là 'đặc vụ Melania' sau khi ông Trump ám chỉ bà đóng vai trò quan trọng khiến ông thay đổi quan điểm về chiến sự.

Bà Melania được dân Ukraine gọi là 'đặc vụ quốc gia'

Dư luận Hàn Quốc xấu hổ vì hành vi kém văn minh của du khách nước mình

Gần đây, tại các nước như Thái Lan và Việt Nam, một số người Hàn Quốc đã có hành vi thiếu chuẩn mực như đánh nhau tập thể hay hành hung người bản địa, khiến dư luận chỉ trích gay gắt.

Dư luận Hàn Quốc xấu hổ vì hành vi kém văn minh của du khách nước mình

Ông Trump: Anh sẽ chiến đấu vì Mỹ nếu có chiến tranh, đặt dấu hỏi với EU và NATO

Tổng thống Trump tự tin nước Anh sẽ chiến đấu để bảo vệ Mỹ nếu xảy ra chiến tranh, nhưng hoài nghi các nước EU và NATO sẽ làm điều tương tự, viện dẫn đây là lý do ông cân nhắc áp thuế 30% hàng hóa châu Âu.

Ông Trump: Anh sẽ chiến đấu vì Mỹ nếu có chiến tranh, đặt dấu hỏi với EU và NATO

Thủ tướng Ukraine đệ đơn từ chức, chuẩn bị cải tổ nội các quy mô lớn

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 15-7 tuyên bố đã đệ đơn từ chức, mở đường cho cuộc cải tổ nội các lớn chưa từng có của quốc gia này kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2-2022.

Thủ tướng Ukraine đệ đơn từ chức, chuẩn bị cải tổ nội các quy mô lớn

Châu Âu tranh cãi gay gắt về biện pháp trừng phạt Israel vì chiến sự Gaza

Liên quan đến xung đột Gaza, các nước EU vẫn đang loay hoay tìm kiếm sự đồng thuận tập thể, khi nội bộ khối tiếp tục chia rẽ sâu sắc về các biện pháp trừng phạt Israel.

Châu Âu tranh cãi gay gắt về biện pháp trừng phạt Israel vì chiến sự Gaza
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar