09/04/2025 17:00 GMT+7

Quyền lợi và rủi ro của thị thực du học dưới thời Tổng thống Trump

Trong bối cảnh chính sách nhập cư ngày càng khắt khe, nhiều du học sinh tại Mỹ không khỏi bất an về tương lai. Thị thực du học Mỹ bỗng trở thành tấm vé mỏng manh giữa làn sóng siết nhập cư.

thị thực - Ảnh 1.

Sinh viên tham dự lễ tốt nghiệp của Đại học New York, Mỹ - Ảnh: cnbc.com

Ranjani Srinivasan (Ấn Độ) đã xuất sắc nhận học bổng Fulbright và đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ về quy hoạch đô thị tại Đại học Columbia (Mỹ). Tuy nhiên, Srinivasan đã vội vã trốn sang Canada sau khi chính quyền Mỹ thu hồi thị thực du học và xuất hiện tại căn hộ của cô ngày 7-3.

Hai tuần sau, tại Somerville, bang Massachusetts, lực lượng chức năng Mỹ đã bắt giữ công dân Thổ Nhĩ Kỳ Rumeysa Ozturk, đang học bậc thạc sĩ tại Đại học Tufts. Srinivasan cùng Ozturk và những trường hợp tương tự khác là minh chứng cho những rắc rối liên quan đến thị thực du học trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường chiến dịch trục xuất người nhập cư.

Tiến sĩ Fanta Aw, lãnh đạo Hiệp hội Nhà giáo dục Guốc tế (NAFSA) nhận định: "Sinh viên sợ hãi, bất an". Theo bà, nhiều sinh viên có thị thực du học tại Mỹ đang tự hỏi liệu họ có nên ở lại trong bối cảnh rối ren, nhiều điều không chắc chắn hay lựa chọn trở về nước.

Du học sinh tại Mỹ thường sở hữu thị thực F-1 và họ phải đáp ứng cũng như duy trì một số tiêu chí nhất định do chính phủ liên bang và trường đại học đặt ra. Thông thường, sinh viên phải đăng ký học tại trường cao đẳng hoặc đại học đã được Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) chấp thuận.

Những du học sinh có thị thực F-1 thường không được làm việc ngoài trường cao đẳng, đại học trong năm học đầu tiên và phải chứng minh rằng họ có đủ tài chính để chi trả cho cuộc sống tại Mỹ trong toàn bộ thời gian học tập.

Thị thực F-1 thường được cấp trong thời gian lưu trú của du học sinh tại Mỹ và có thể được gia hạn nếu khóa học hoặc nghiên cứu kéo dài hơn dự kiến. Thị thực du học có lợi cho cả du học sinh và các trường đại học, cao đẳng, mang lại đa dạng văn hóa và hàng tỉ USD học phí.

Theo một nghiên cứu của NAFSA, 1,1 triệu du học sinh tại các trường cao đẳng và đại học Mỹ đã đóng góp 43,8 tỉ USD cho nền kinh tế quốc gia trong năm học 2023-2024.

Sinh viên Ấn Độ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số du học sinh tại Mỹ, ở mức 29%, tiếp theo là sinh viên Trung Quốc (25%) và sau đó là sinh viên Hàn Quốc (4%)…

Quyền lợi pháp lý

Ông Joshua Bardavid, luật sư di trú tại New York, cho biết sinh viên sở hữu thị thực F-1 được bảo vệ hiến pháp cơ bản như công dân Mỹ, bao gồm quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất. 

Luật sư Bardavid phân tích rõ: "Hiến pháp áp dụng cho tất cả mọi người. Ngay cả những trường hợp không có giấy tờ cũng có quyền được bảo đảm thủ tục pháp lý công bằng theo quy định pháp luật và hiến pháp". Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, chính phủ liên bang có thể hạn chế những quyền đó, chẳng hạn như khi lực lượng chức năng kiểm tra công dân nước ngoài tại khu vực biên giới.

Nhưng du học sinh vẫn đặc biệt dễ bị trục xuất do tính chất tạm thời của tình trạng pháp lý mà họ đang có. Luật sư Joseph Lento chuyên tư vấn cho du học sinh tiết lộ rằng thị thực của họ có thể bị đình chỉ hoặc thu hồi đột ngột nếu lực lượng chức năng xác định họ không tuân thủ.

Chính phủ có thẩm quyền thu hồi tư cách pháp lý của những trường hợp mà họ tin là có liên quan đến khủng bố. Quyền lực đó đã được tăng cường vào những năm 1990 khi Mỹ áp dụng chính sách cứng rắn với tội phạm và sau đó được mở rộng thêm một lần nữa sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9-2001.

Ngay cả sinh viên sinh ra ở nước ngoài nhưng là thường trú nhân hợp pháp hoặc công dân nhập tịch cũng có nguy cơ mất quyền sống tại Mỹ nếu các nhân viên di trú xác định rằng họ có liên quan đến tổ chức khủng bố.

Thông thường, du học sinh sẽ mất tư cách pháp lý khi họ vi phạm các quy tắc của chương trình thị thực, chẳng hạn như làm việc tại Mỹ khi không được phép hoặc điểm số thấp đến mức không còn đạt thành tích học tập tốt nữa. 

Tại Đại học New York, du học sinh duy trì điểm trung bình trên 2,0 được coi là đạt thành tích tốt. Sinh viên nước ngoài cũng có thể mất thị thực nếu họ bị coi là mối nguy hiểm cho công chúng. Trong lịch sử, rất hiếm khi sinh viên bị trục xuất vì hành vi thể hiện quan điểm chính trị.

Du học sinh có thể kháng cáo việc thu hồi thị thực không?

Ông Bardavid cho biết sinh viên hiếm khi kháng cáo sau khi bị thu hồi thị thực vì khả năng thành công là rất thấp.

Trong khi đó, ông Lento nhấn mạnh rằng vì thị thực được cấp theo quyết định của các quan chức Mỹ, nên hoạt động hợp pháp nhưng gây chú ý tiêu cực cũng có thể dẫn đến việc bị cơ quan di trú hoặc lãnh đạo nhà trường xem xét kỹ lưỡng.

Ông cho biết nhiều sinh viên không nhận ra rằng việc bị bắt giữ, hoặc thậm chí chỉ là bị xử lý kỷ luật tại trường cao đẳng, đại học, cũng có thể gây nguy hiểm cho tình trạng nhập cư của du học sinh, bất kể sau đó họ có bị kết luận là có tội hay không.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: thị thực

Tin cùng chuyên mục

Scavi đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Là nhà tài trợ trang phục áo tắm của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Scavi không chỉ đồng hành cùng hành trình tôn vinh "dáng sen Việt" mà còn góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt hiện đại - dịu dàng, thanh thoát nhưng vẫn tự tin và cuốn hút.

Scavi đồng hành cùng cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Điểm tin 18h: Hai trận động đất trong sáng nay; Truy nguồn gốc thuốc giả NEXIUM

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 23-5-2025.

Điểm tin 18h: Hai trận động đất trong sáng nay; Truy nguồn gốc thuốc giả NEXIUM

Hàn Quốc: Gần 400.000 thuê bao rời nhà mạng SK sau sự cố rò rỉ dữ liệu

Chỉ trong vòng một tháng, gần 400.000 người dùng đã rời bỏ nhà mạng SK Telecom lớn nhất nước này để chuyển sang các mạng đối thủ như KT và LG U+.

Hàn Quốc: Gần 400.000 thuê bao rời nhà mạng SK sau sự cố rò rỉ dữ liệu

Tokyo miễn phí tiền nước sinh hoạt để hỗ trợ người dân chống nóng

Thống đốc Tokyo Yuriko Koike nêu rõ phí nước cơ bản sẽ được miễn trong 4 tháng và dự báo các hộ gia đình sẽ tiết kiệm được trung bình 5.000 yên (khoảng 35 USD).

Tokyo miễn phí tiền nước sinh hoạt để hỗ trợ người dân chống nóng

Italy siết chặt quyền xin quốc tịch diện huyết thống

Quốc hội Italy vừa phê chuẩn luật quốc tịch sửa đổi, siết chặt quyền xin quốc tịch theo diện huyết thống (jus sanguinis).

Italy siết chặt quyền xin quốc tịch diện huyết thống

Hành trình cùng Viettourist khám phá Lào, Campuchia và Thái Lan

Trong 8 ngày 7 đêm, bạn sẽ bước qua ba quốc gia với cảnh sắc thiên nhiên choáng ngợp và chiều sâu văn hóa chạm đến tâm hồn, từ dòng Mekong cuộn chảy đến những mái chùa phát sáng kỳ ảo.

Hành trình cùng Viettourist khám phá Lào, Campuchia và Thái Lan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar