25/01/2019 13:20 GMT+7

Quy tắc trên mâm cơm Việt: học cầm đũa cũng rất cần thiết

Độc giả NGUYỄN NAM
Độc giả NGUYỄN NAM

TTO - Đừng vội đánh đồng tất cả quy tắc trên bữa ăn trong gia đình là khắt khe, không hợp thời. Có những quy tắc rất văn minh và lịch sự, rèn luyện cho chúng ta tính cách điềm đạm, kính trên nhường dưới.

Quy tắc trên mâm cơm Việt: học cầm đũa cũng rất cần thiết - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Ở quê, gia đình tôi có 3 thế hệ cùng sống chung sống. Vì ông nội tôi mất đã lâu, người có vị trí cao nhất trong gia đình là bà nội. Do còn ảnh hưởng một chút tư tưởng phong kiến, nội tôi hơi có phần hơi khắt khe trong nết ăn nết ở.

Quanh năm, anh em chúng tôi đứa đi học, đứa đi làm ăn xa, chỉ có dịp tết mới có cơ hội về nhà cùng quây quần bên mâm cơm gia đình. Với tôi, đây là khoảnh khắc vui vẻ và hạnh phúc nhất, bởi có biết bao thứ chuyện vui buồn đều được các thành viên kể ra trong bữa cơm. Bữa cơm của gia đình tôi ít nhất cũng kéo dài đến cả tiếng đồng hồ.

Khi chuẩn bị dùng bữa, anh em chúng tôi không bắt buộc phải mới từng thành viên trong nhà, nhưng ít nhất cũng phải có một đứa đánh tiếng "con mời bà nội với ba má xuống ăn cơm". Còn với các em và các cháu, chỉ đơn giản gọi mấy đứa xuống ăn cơm. Đây là phép lịch sự tối thiểu mà mỗi người cần có, điều này tôi đã được bà nội và ba má dạy từ lúc nhỏ.

Trong mâm cơm, anh em chúng tôi có thể ăn uống nói cười thoải mái với nhau. Nhưng trước bữa ăn có một "thủ tục" mà tất cả thành viên trong gia đình, kể cả ba má chúng tôi đều phải làm theo: là đợi bà nội cầm đũa, đụng thức ăn trước, sau đó chúng tôi mới nhập cuộc. Khi nào bữa cơm không có bà nội, ba hoặc má hoặc người lớn nhất trong gia đình sẽ là người cầm đũa đầu tiên.

Bà nội tôi từng dạy rằng, sở dĩ gia đình phải làm như vậy vì muốn tập cho con cháu đức tính biết kính trên nhường dưới. Còn nhỏ có thể bỏ qua, nhưng khi lớn lên, việc ăn uống biết nhìn trước ngó sau, kính trên nhường dưới trong bữa ăn là phép lịch sự và là cách người ta đánh giá mình có được giáo dục tử tế hay không.

Bà tôi còn nói, mấy đứa không phải cứ nhỏ hoài, sau này lớn lên sẽ được đi đó đi đây, chắc chắn sẽ có lúc dùng bữa cùng gia đình người lạ. Nếu ăn uống từ tốn, biết kính trên nhường dưới thì mới được người ta tôn trọng. Bà thường còn thường dùng câu ca dao "chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe".

Tôi nhận thấy, cho dù cuộc sống có hiện đại đến đâu, việc giữ nếp sống, biết kính trên nhường dưới cũng thật sự cần thiết. Bởi đó không chỉ thể hiện tính văn minh của một con người, mà còn rèn luyện cho chúng ta tính cách điềm đạm, lịch sự trong đối nhân xử thế.

Bạn nghĩ sao về những quy tắc trên mâm cơm Việt? Mời bạn chia sẻ ý kiến trong phần Bình luận cuối bài viết, hoặc gửi bài về email [email protected]. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

TTO - Ông bà ta ngày xưa có câu tục ngữ rất hay, gói gọn trong vài chữ mà vô cùng thâm thúy: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Trong 4 cái sự học này, 'học ăn' được xếp ở vị trí đầu tiên. Vì sao vậy?

Độc giả NGUYỄN NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường tuyên dương các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Sáng nay 15-5, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dự và trao phần thưởng cho các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X.

Chủ tịch nước Lương Cường tuyên dương các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Cậu học trò vươn lên trong côi cút, thành Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Ngô Anh Khoa, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Hoàng Hoa Thám (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), được chọn về Hà Nội dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X với thành tích 9 năm liền là học sinh giỏi dù côi cút lớn lên trong vòng tay chăm bẵm của ngoại.

Cậu học trò vươn lên trong côi cút, thành Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) triển khai chính sách mới nhằm cụ thể hóa phương châm "để dữ liệu chạy nhiều hơn, người dân đi lại ít hơn" với hệ thống đăng ký kết hôn toàn quốc không giới hạn hộ khẩu.

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc xúc động đặt tay lên ngực trái chụp ảnh với cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội).

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Việc đánh giá cán bộ, công chức dựa trên các tiêu chí KPI, nếu không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị thôi việc được các đại biểu tranh luận cần có cơ chế đánh giá cụ thể, rõ ràng, đảm bảo hiệu quả.

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI

Microsoft cắt giảm gần 3% nhân sự toàn cầu để dồn lực đầu tư vào AI, trong bối cảnh chi tiêu hạ tầng tăng mạnh và áp lực lợi nhuận ngày càng lớn.

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar