09/01/2023 15:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quy hoạch tổng thể quốc gia 2021 - 2030: TP.HCM là trung tâm tài chính quốc tế lớn

Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia vừa thông qua, Hà Nội sẽ là đô thị thông minh, đầu tàu về khoa học, công nghệ, còn TP.HCM sẽ trở thành trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh trong khu vực.

Quy hoạch tổng thể quốc gia 2021 - 2030: TP.HCM là trung tâm tài chính quốc tế lớn - Ảnh 1.

Quy hoạch tổng thể quốc gia đặt mục tiêu phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính mang tầm khu vực - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chiều 9-1, với 449/489 đại biểu tán thành (chiếm 90,52%), Quốc hội đã thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với nhiều điểm mới trong phát triển vùng động lực kinh tế. 

Có tới 29 đại biểu không tán thành và 11 đại biểu không biểu quyết. 

Quy hoạch vừa được thông qua có 15 điều, đi kèm với danh mục 8 dự án quan trọng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Quan điểm phát triển bao trùm, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Phát huy tối đa lợi thế quốc gia, địa phương, nâng cao chất lượng thể chế, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường...

Quy hoạch tổng thể quốc gia xác lập các vùng động lực kinh tế

Đáng chú ý, quy hoạch mới sẽ chú trọng tổ chức không gian phát triển trọng tâm trọng điểm. Các vùng, hành lang kinh tế, hệ thống đô thị phải gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, gắn kết khu vực đất liền và không gian biển, khai thác không gian ngầm… 

Trong báo cáo giải trình tiếp thu do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày trước khi đại biểu bấm nút, nêu rõ quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch mang tính chiến lược. 

Quy hoạch để xác định không gian phát triển, chú trọng việc phân vùng, liên kết, xác định vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng… 

Trên thực tế, điểm nhấn của quy hoạch vừa được thông qua cũng xác định rõ các vùng động lực tăng trưởng, các hành lang kinh tế theo không gian kinh tế. 

Cụ thể, tổ chức không gian phát triển đất nước thành 6 vùng; tổ chức các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia. 

Trong đó, vùng động lực phía Bắc sẽ gồm Hà Nội và các huyện dọc theo trục quốc lộ 5 và quốc lộ 18. Vùng sẽ đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số. 

Vùng động lực phía Nam gồm TP.HCM và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục quốc lộ 22, quốc lộ 13, quốc lộ 1, quốc lộ 51. 

Đây sẽ là vùng dẫn đầu cả nước và hàng đầu khu vực Đông Nam Á về kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Vùng động lực miền Trung sẽ phát triển đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế. 

Miền Trung cũng sẽ trở thành trung tâm công nghiệp lọc hóa dầu quốc gia, công nghiệp ô tô, phụ trợ ngành cơ khí... 

Vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm Cần Thơ và các địa phương lân cận sẽ là trung tâm dịch vụ, du lịch, logistics, công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp.

Quy hoạch tổng thể quốc gia xác định động lực cho TP.HCM là công nghệ cao, đổi mới sáng tạo

Về định hướng phân bố các khu vực lớn, cùng với Hà Nội là đô thị thông minh, đầu tàu trong khoa học, công nghệ thì TP.HCM sẽ là chuyển nhanh sang dịch vụ chất lượng cao, trở thành trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh trong khu vực.

TP.HCM sẽ đi đầu về công nghiệp công nghệ cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục, đào tạo, y tế chuyên sâu và là đầu mối giao thương với quốc tế. 

TP.HCM sẽ khai thác không gian ngầm với quỹ đất đô thị, khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển khu vực Thủ Đức, Cần Giờ trở thành động lực tăng trưởng mới cho TP.HCM. 

Gắn với phát triển các đô thị là hạ tầng giao thông. Bao gồm xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và các tuyến đường bộ cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, xây dựng một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Xây dựng các cảng biển cửa ngõ như cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP.HCM), mở rộng cảng hàng không Tân Sơn Nhất… 

Mục tiêu quy hoạch tổng thể quốc gia đặt ra giai đoạn 2031 - 2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 6,5 - 7,5%/năm.

Đến năm 2050 GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 27.000 - 32.000 USD; tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2050 đạt 70 - 75%;

Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt từ 0,8 trở lên, đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Đại biểu lo quy hoạch tổng thể quốc gia liệt kê cơ học, ôm đồm

Các đại biểu Quốc hội cho rằng nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia đang còn có tình trạng liệt kê tổng hợp các quy hoạch, ôm đồm nhiều nội dung giống nhau.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 19-5: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân; Gỡ nút thắt để nâng hạng thị trường chứng khoán; LPBank sắp chi gần 7.500 tỉ đồng trả cổ tức...

Tin tức sáng 19-5: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân

Thời tiết hôm nay 19-5: Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng

Hôm nay 19-5, mưa dông có xu hướng giảm ở Bắc Bộ. Trung Bộ nắng nóng, còn thời tiết Nam Bộ ngày nắng, chiều mưa dông.

Thời tiết hôm nay 19-5: Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án thành lập đảng bộ (mới), phương án nhân sự cấp tỉnh, cấp xã đúng nguyên tắc, yêu cầu, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, trình cấp có thẩm quyền đúng tiến độ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang vừa thống nhất đơn tự nguyện nghỉ hưu sớm của trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy; đồng ý 45 cán bộ lãnh đạo các tổ chức, xã phường được nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc.

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Thôn A Xây thuộc xã Khánh Nam (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) bao đời nay một lòng tin yêu Đảng và Bác Hồ, lập nhiều thành tích thời kháng chiến và được tặng danh hiệu "làng Bác Hồ".

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar