27/12/2016 11:00 GMT+7

​Quy hoạch phát triển điện sinh khối đồng bằng Sông Cửu Long

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Mục tiêu của Quy hoạch phát triển điện sinh khối đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030 mà Bộ Công Thương thực hiện sẽ ưu tiên phát triển nguồn điện từ bã mía và trấu, tăng công suất lắp đặt từ các nguồn này lên 214MW giai đoạn đến năm 2020.

Cụ thể, giai đoạn đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt điện sinh khối 214 MW bao gồm: điện bã mía 50MW; điện trấu 140MW; điện gỗ năng lượng 24MW. 

Giai đoạn từ năm 2021 đến 2030 tổng công suất lắp đặt điện sinh khối 304MW, bao gồm: điện bã mía 30MW; điện trấu 150MW; điện gỗ năng lượng 44MW; điện rơm rạ 80MW.

Định hướng phát triển của Quy hoạch tập trung đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn trấu cho sản xuất điện. Chú trọng khai thác nguồn bã mía tại các nhà máy đường để sản xuất điện nối lưới bao gồm cả thời gian vận hành ngoài vụ ép mía. Quy hoạch phát triển trồng cây năng lượng tại các tỉnh có tiềm năng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ năng lượng cho sản xuất điện. Đẩy mạnh phát triển và hỗ trợ đầu tư các dự án phát điện từ nguồn sinh khối. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển nguồn điện nhằm tăng cường cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Phát triển nguồn điện sinh khối đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng công nghệ hiện đại.

Nhu cầu vốn đầu tư để triển khai với quy mô quy hoạch đến năm 2020 khoảng 11.463 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư được huy động từ các tổ chức, thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay song phương khác của nước ngoài cho các dự án điện sinh khối.

Điện sinh khối (Biomass power) là việc sử dụng sinh khối (Biomass) để sản xuất điện năng. Đây là dạng năng lượng tái tạo và có trữ lượng không nhỏ nên được nhiều nước quan tâm đầu tư và phát triển.

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối như: gỗ, phế thải - phụ phẩm từ nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác… 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: điện sinh khối

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 8h: Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 7,2%; Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 8h" hôm nay, ngày 12-7-2025

Điểm tin 8h: Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 7,2%; Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước

Điểm tin 18h: Cấp thiết mở rộng cao tốc; Mỹ không quay lưng với Đông Nam Á

Điểm tin 18h: Cấp thiết mở rộng cao tốc; Mỹ không quay lưng với Đông Nam Á

Điểm tin 18h: Cấp thiết mở rộng cao tốc; Mỹ không quay lưng với Đông Nam Á

Buổi biểu diễn của nghệ sĩ xiếc Italy mở cửa miễn phí cho công chúng

Một mình một sân khấu, nữ nghệ sĩ Italy thể hiện những động tác nhào lộn, giữ thăng bằng, qua đó tạo nên một chương trình xiếc độc đáo, mang đậm màu sắc cổ tích pha trộn yếu tố đương đại.

Buổi biểu diễn của nghệ sĩ xiếc Italy mở cửa miễn phí cho công chúng

Mỹ bỏ quy định tháo giày khi qua cổng kiểm tra an ninh

Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kristi Noem thông báo hành khách tại các sân bay Mỹ không còn phải tháo giày khi qua cổng kiểm tra an ninh, chấm dứt quy định đã áp dụng suốt gần 2 thập kỷ qua.

Mỹ bỏ quy định tháo giày khi qua cổng kiểm tra an ninh

Sử dụng vi sinh vật thay xi măng, mở đường cho vật liệu xây dựng xanh

Một loại vật liệu xây dựng đang được phát triển tại Israel sử dụng vi sinh vật thay vì xi măng để kết dính các hạt cát, đồng thời hấp thụ khí CO₂ trong không khí.

Sử dụng vi sinh vật thay xi măng, mở đường cho vật liệu xây dựng xanh

Phơi nhiễm chì từ thai kỳ có thể làm tăng chứng nhanh quên ở trẻ

Việc phơi nhiễm chì ngay từ giai đoạn bào thai hoặc trong những năm đầu đời có thể làm tăng chứng nhanh quên ở trẻ em.

Phơi nhiễm chì từ thai kỳ có thể làm tăng chứng nhanh quên ở trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar