07/03/2025 18:33 GMT+7

Quy hoạch mạng lưới đại học 'không phải để làm tổn thương các trường'

Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn tại buổi họp báo thông tin về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch mạng lưới đại học 'không phải để làm tổn thương các trường'  - Ảnh 1.

Ông Hoàng Minh Sơn, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Chiều 7-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo công bố Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đại học chưa được đầu tư trọng điểm 'không phải không còn cơ hội'

Tại buổi làm việc, ông Hoàng Minh Sơn, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học lần này không phải để giải thể, trừng phạt hay làm tổn thương các trường.

Theo ông, mục đích quan trọng nhất của lần quy hoạch này là để các trường được đầu tư, được củng cố và hiện đại hóa, mở rộng không gian phát triển.

Những trường không được đầu tư trọng điểm không phải "không còn cơ hội, mà còn nhiều chương trình khác được đầu tư phát triển". 

Còn với những trường đại học đã được đầu tư trong quy hoạch lần này nếu không đạt được yêu cầu thể hiện năng lực hoạt động kém hiệu quả.

"Nghị quyết 19 đã nêu rõ các trường hoạt động kém hiệu quả thì phải sắp xếp, sáp nhập hoặc giải thể", ông Sơn nêu.

Theo quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học, đến năm 2030 quy mô trên 3 triệu người học, đạt 260 sinh viên và 23 học viên sau đại học/1 vạn dân.

Ông Sơn cho biết mục tiêu 260 sinh viên đại học/1 vạn dân được đưa ra dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể quốc gia theo nghị quyết 81 đã được Quốc hội phê duyệt. Với quy mô 3 triệu người học đại học, khi xây dựng quy hoạch đã tính toán đến quy mô sau đại học và một số ít cao đẳng sư phạm.

Trước lo ngại số lượng sinh viên phát triển mạnh ảnh hưởng tới nhu cầu việc làm sau ra trường, ông Sơn cho biết kế hoạch được xây dựng dựa trên nhiều báo cáo dự báo về phát triển kinh tế xã hội, dự báo nhu cầu nhân lực, đối sánh kinh nghiệm quốc tế…

"Khi nền kinh tế phát triển, tỉ lệ người học đại học phải tăng. Hiện nay trong tổng số 56 triệu người trong độ tuổi lao động, số người có bằng trung cấp trở lên khoảng 27%, con số này còn rất thấp. Việc nâng cao trình độ và kỹ năng chính là cho người lao động có thêm cơ hội việc làm, nâng cao năng suất lao động", ông Sơn nói.

Tiêu chí chọn trường đầu tư trọng điểm ra sao?

Về tiêu chí chọn các trường trọng điểm để đầu tư, theo ông Sơn có nhiều ý kiến cho rằng quy hoạch phải đưa ra tiêu chí, tiêu chuẩn lựa chọn. Nếu cơ sở giáo dục nào "đạt chuẩn" sẽ được lựa chọn đầu tư.

"Từ nay đến năm 2030 không còn nhiều thời gian, do vậy quy hoạch đã lựa chọn những ngành, những lĩnh vực, các đại học trọng điểm dựa trên hiệu quả, phải chọn những cơ sở giáo dục nào có uy tín nhất trong những lĩnh vực trọng điểm như khoa học kỹ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học sự sống... ", ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, bên cạnh những ngành được đầu tư trọng điểm, các trường vẫn phải vận hành theo cơ chế thị trường, ngành nào có năng lực đào tạo, xã hội cần có thể tuyển sinh.

Theo quy hoạch, đến năm 2030 sẽ phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á. Phát triển Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng thành đại học quốc gia.

Các trường đại học nòng cốt định hướng phát triển thành đại học vùng gồm Trường đại học Vinh, Trường đại học Nha Trang, Trường đại học Tây Nguyên, Trường đại học Cần Thơ.

Các trường đại học sư phạm thể dục thể thao và cao đẳng sư phạm sẽ được sáp nhập vào trường đại học khác hoặc sáp nhập với nhau. Tái cấu trúc các trường đại học sư phạm kỹ thuật thành các đại học đa ngành.

Nâng cấp, phát triển Trường đại học Sư phạm Hà Nội và Trường đại học Sư phạm TP.HCM là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia về sư phạm.

Quy hoạch này cũng đề cập đến việc phát triển các trường đại học trọng điểm quốc gia ở một số lĩnh vực như khoa học công nghệ, khoa học sức khỏe, đào tạo STEM...

Quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học: Cần nhưng chưa đủ

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học, sư phạm. Các chuyên gia giáo dục đồng tình nhưng cũng còn nhiều băn khoăn với nội dung quy hoạch.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Hè này, Thảo cầm viên tổ chức hơn 20 hoạt động trải nghiệm giúp các em thiếu nhi rèn luyện kỹ năng trong môi trường thiên nhiên trong lành, hướng đến hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại.

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

'Khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, chúng ta có quyền công bố rộng rãi, chắc chắn chúng ta là nước duy nhất trong ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông'.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Nhiều cơ hội đang mở rộng cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tại Nam Úc. Ngược lại, một số tổ chức giáo dục Nam Úc cũng rất quan tâm đến thị trường TP.HCM.

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar