29/07/2021 19:03 GMT+7

Quy định hàng hóa thiết yếu vẫn làm khó doanh nghiệp, người dân

TRẦN MẠNH
TRẦN MẠNH

TTO - Phải quy định hàng hóa thiết yếu dựa trên cả chuỗi giá trị chứ không chỉ khâu tiêu thụ. Bởi vì nếu không đảm bảo hàng hóa cho sản xuất lương thực thực phẩm đầu vào thì trong vài tháng nữa có thể thiếu hụt hàng hóa.

Đó là ý kiến được nhiều lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương đưa ra tại diễn đàn "Kết nối cung cầu sản phẩm trồng trọt trong điều kiện giãn cách phòng, chống COVID-19" do Bộ NN&PTNT tổ chức chiều 29-7.

Vẫn khó ở khâu lưu thông hàng hóa

Quy định hàng hóa thiết yếu vẫn làm khó doanh nghiệp, người dân - Ảnh 1.

Dù có nhiều tháo gỡ nhưng quy định hàng hóa thiết yếu vẫn là rào cản lớn đối với tiêu thụ nông sản thực phẩm của người dân - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Huỳnh Quang Đức, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, cho biết hiện tỉnh này đang tồn 1.400 tấn nhãn, ngoài ra còn lượng khá lớn dưa hấu và rau màu. Do các tỉnh đồng loạt thắt chặt vận chuyển nên rất khó khăn trong vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa. Đáng lo nhất là mặt hàng dừa 2 tháng nữa thu hoạch rộ, trong khi ngành này đòi hỏi lao động lâu năm kinh nghiệm nên khó tổ chức.

Đại diện của Bến Tre cho rằng cần có đánh giá lại về các mặt hàng thiết yếu, không chỉ tập trung vào người tiêu thụ nữa mà phải chú trọng đến cả khối sản xuất. “Không uống cà phê không sao nhưng người sản xuất cà phê có thể 'chết'”, ông Đức nói.

Theo ông Trương Kiến Thọ, phó giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, tỉnh này cũng gặp khó khăn giống Long An, với vấn đề chủ yếu nằm ở quả chanh. Nguyên do là các thương lái thu mua chanh đều qua chợ đầu mối và bị ngưng trệ tại đó.

An Giang còn 140.000 ha lúa chưa thu hoạch, với sản lượng ước đạt 800.000 tấn là áp lực tiêu thụ rất lớn vì một số kho như Tổng công ty Lương thực lại giảm sức mua. Điều này khiến thương lái tạm ngưng việc thu mua. Hơn nữa, do yêu cầu sản xuất 3 tại chỗ khiến công nhân ngại đi làm, khiến nhà máy xay xát khó hoạt động, và không thể dự trữ.

Ông Thọ cho rằng, Bộ NN&PTNT cần kiến nghị Thủ tướng đưa hoạt động sản xuất nông nghiệp là thiết yếu, cần được ưu tiên. Một số nơi chưa đánh giá đúng mức độ của hoạt động này dẫn tới việc vận chuyển vật tư nông nghiệp khó khăn, nông dân xuống giống chậm, nguy cơ gây mất an ninh lương thực.

Còn ông Nguyễn Chí Thiện, phó giám đốc Sở NN&PTNT Long An, cho biết mặt hàng chanh đang mùa thu hoạch với sản lượng mỗi ngày là 2.000 tấn. Ngoài ra, Long An cũng đang tìm nguồn tiêu thụ dưa lưới, rau má, thanh long, lúa nếp...

Về vấn đề vận chuyển, tỉnh Long An cho biết hiện một số nơi yêu cầu lái xe nông sản cần có QR Code "luồng xanh" và giấy xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, chở thanh long từ Long An ra tới Hà Nội thì thời hạn 3 ngày là không đủ. Do đó, Long An đề nghị Bộ GTVT công bố các điểm test nhanh dọc đường để lái xe chủ động.

Sẽ sớm có danh mục hàng hóa cấm lưu thông

Theo ông Võ Quan Huy, giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, thời gian qua các cơ quan chức năng đã quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh, bước đầu ghi nhận kết quả. Nhưng trong số đó có những chỉ đạo quá tay, gây ra khó khăn không cần thiết.

Hiện nay, những nơi đến vụ thu hoạch như nhãn, chanh, lúa, sầu riêng đang bị ách tắc do đội ngũ thu hoạch bị đứt gãy vì yêu cầu công nhân chuyên biệt.

Quy định hàng hóa thiết yếu vẫn làm khó doanh nghiệp, người dân - Ảnh 2.

Nhiều địa phương và doanh nghiệp đề xuất sớm ban hành danh mục hàng cấm vận chuyển thay cho danh mục hàng hóa thiết yếu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nếu không tập trung vào sản xuất mà chỉ quan tâm đến cung ứng thì chuỗi sẽ bị gián đoạn trong vòng 2 tháng tới.

Bà Phạm Thị Ngọc Hà, tổng giám đốc Công ty TNHH San Hà Foods, cho hay đang có tình trạng nghịch lý sản phẩm ở nông trại thì dư thừa, mà không cách nào đưa đến tay người tiêu dùng. Trong khi đó, cây trồng, vật nuôi có giới hạn nuôi trồng, không thể kéo dài mãi.

Bà Hà đề xuất đặt những điểm test nhanh trên các tuyến vận tải để giảm thời gian lưu thông hàng hóa.

Giải đáp một phần những kiến nghị trên, ông Trần Thanh Nam, thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết vừa có văn bản gửi các tỉnh về việc coi vật tư nông nghiệp (phân bón, giống cây trồng vật nuôi, thức ăn chăn nuôi…) là mặt hàng thiết yếu. Ngày 30-7, đoàn công tác 970 của Bộ NN&PTNT sẽ gửi thêm công văn nữa cho các tỉnh để sớm đưa lưu thông các loại hàng hóa này trở lại bình thường.

“Nhưng chủ động vẫn là sở nông nghiệp tại địa phương, sở có giấy giới thiệu, xác nhận cho đi thì các trạm ưu tiên cho đi. Nếu liệt kê từng mặt hàng thì nhiều quá. Nếu có giấy giới thiệu của sở nông nghiệp thì cho qua sẽ nhanh hơn”, ông Nam đề xuất với các địa phương.

Ông Phạm Anh Tuấn, thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, cho rằng khái niệm hàng thiết yếu kê ra không biết bao nhiêu mới đủ. Nên Bộ Thông tin và truyền thông đã phối hợp với Bộ Công thương thống nhất có văn bản báo Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa cấm vận chuyển, còn lại là hàng hóa được lưu thông bình thường. “Hiện văn bản đề xuất này đã được gửi tới Thủ tướng chờ ký”, ông Tuấn cho biết.

NÓNG: Chính phủ gỡ lưu thông hàng hóa, không kiểm tra xe chở hàng có QR từ 0h ngày 30-7

TTO - Không kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch với xe có giấy nhận diện QR Code còn thời hạn do ngành giao thông vận tải cấp.

TRẦN MẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hai thuyền trưởng tàu cá ở Quảng Ngãi bị phạt hành chính 125 triệu đồng

Do sử dụng tàu cá khai thác thủy sản không đúng vùng quy định và sử dụng loại tàu khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong giấy phép khai thác thủy sản, hai thuyền trưởng tàu cá bị xử phạt hành chính tổng số tiền 125 triệu đồng.

Hai thuyền trưởng tàu cá ở Quảng Ngãi bị phạt hành chính 125 triệu đồng

Nhiều tỉnh phía Bắc bùng phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các tỉnh, thành phố tập trung các biện pháp phòng, chống và xử lý dứt điểm các ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi thì nhiều tỉnh phía Bắc vẫn bùng phát các ổ dịch bệnh mới.

Nhiều tỉnh phía Bắc bùng phát dịch tả lợn châu Phi

Giá cà phê Việt giảm theo đà giá thế giới, có giảm thêm?

Tính trong tuần này, giá cà phê đã giảm 5.000 đồng/kg, thậm chí giảm khá sâu so với mức giá đầu tháng 6. Nguồn cung tăng được xem là lý do chính dẫn đến giá giảm.

Giá cà phê Việt giảm theo đà giá thế giới, có giảm thêm?

Vì sao giá hồ tiêu vẫn chưa bật tăng mạnh như kỳ vọng?

Trong tuần này, giá hồ tiêu thế giới biến động trái chiều, còn trong nước giữ tương đối ổn định với ngưỡng 139.000 - 142.500 đồng/kg. Nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động đầu tư tài chính, nguồn hàng dự trữ... đang chi phối lớn đến giá hồ tiêu.

Vì sao giá hồ tiêu vẫn chưa bật tăng mạnh như kỳ vọng?

Xúc tiến sớm khởi công dự án khu đô thị 240ha gần sân bay Pleiku

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai giao cơ quan chức năng xúc tiến đẩy nhanh các thủ tục để kịp khởi công dự án Khu đô thị CK54 quy mô 240ha giữa lòng Pleiku, gần với đất quy hoạch sân bay Pleiku.

Xúc tiến sớm khởi công dự án khu đô thị 240ha gần sân bay Pleiku

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump

Tuyên bố áp thuế 30% đối với hàng hóa từ EU và Mexico của ông Trump buộc họ phải chạy nước rút để xoay chuyển tình thế trước 1-8.

EU, Mexico chật vật trước thuế mới của ông Trump
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar