05/07/2005 12:46 GMT+7

Quốc Tuấn: Từ sân khấu đến điện ảnh

Theo Tiền Phong
Theo Tiền Phong

Nói đến Quốc Tuấn, bây giờ thôi không nhắc thời “vác tù và hàng tổng” nữa. Một trang mới đã sang, cầm tấm bằng tốt nghiệp đạo diễn điện ảnh xuất sắc, anh từ giã ánh đèn sân khấu để lĩnh lương tại Xưởng 2, Hãng phim truyện VN.

Phóng to
Quốc Tuấn
Nói đến Quốc Tuấn, bây giờ thôi không nhắc thời “vác tù và hàng tổng” nữa. Một trang mới đã sang, cầm tấm bằng tốt nghiệp đạo diễn điện ảnh xuất sắc, anh từ giã ánh đèn sân khấu để lĩnh lương tại Xưởng 2, Hãng phim truyện VN.

Anh tâm sự: Làm diễn viên cũng đến thế thôi. Nó mang tính ăn đong, nói chung diễn viên của mình mang tính ăn đong, ngồi đợi người ta tới chọn.

Tôi không dám đặt mình vào hàng sao giăng gì nhưng ít ra cũng có chút tên tuổi, ở nước ngoài chỉ đóng một phim người ta có thể sống trong 1 năm hoặc vài năm. Còn ở ta làm xong phim nào là hết tiền phim ấy, thậm chí có những phim âm.

* Đó cũng là lý do anh thôi làm ở NH Tuổi trẻ?

- Nhà hát một tuần diễn 3 buổi, chỉ trông vào lương thú thật không sống nổi. Mà đó còn là sân khấu hoạt động tốt đấy. Tôi không đi diễn sô vì có nhiều việc để chọn lựa. Nhiều diễn viên sân khấu phải đi lồng tiếng, có người làm bầu sô cho diễn viên.

Kinh tế không tốt thì nảy ra cách kiếm tiền không được hay cho lắm, ví dụ có “bầu” diễn viên chặt chém tiền của diễn viên, gọi là “bầu” cho oai chứ đâu có phải anh bỏ tiền túi ra thuê diễn viên rồi thu lợi nhuận về, đằng này là nhận khoản tiền để chia cho diễn viên rồi cắt bớt của anh em. Tôi từng là nạn nhân nhiều lần, nghèo thì hay hèn. Điều đó sau này ở cương vị đạo diễn tôi sẽ hết sức tránh.

* Gắn bó với sân khấu lâu thế, anh có thấy tiếc nuối, day dứt?

- Tôi ở NH Tuổi trẻ đã 15 năm. Hỏi có tiếc nuối, day dứt không ư? Chuyển sang Hãng phim truyện VN cũng lĩnh lương hàng tháng. Tôi nghĩ lâu lắm rồi, nếu cứ tiếp tục thế này sẽ chẳng có tương lai gì.

Tôi tương đối thành công trên sân khấu, nhưng nhiều khi bị nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho lu mờ đi. Ví dụ các vai của tôi trong Quỷ nhập tràng, Êdốp khá thành công. Và vai diễn cuối cùng trong Êdốp ấy là cách tôi ra đi ngẩng cao đầu chứ không phải kẻ thất bại.

* Rồi anh cũng phải tính đến phim đầu tay chứ?

- Dự định về phim Cầu mây vẫn tiếp tục. Trước tôi định lấy phim này để tốt nghiệp, nhưng hồi đó đi làm Cầu ông tượng, không có thời gian nên xoay ra làm phim tài liệu Có một món quà quê, nói về món bánh đúc- giúp tôi đỗ thủ khoa lớp đạo diễn điện ảnh khóa 2000- 2004 đấy! Vừa rồi có đơn vị đề nghị viết lại đề cương Cầu mây làm phim TH dài tập, trước mắt là 15 tập, có thể sang năm thực hiện.

* Nghe nói trong Đại hội cơ sở Chi hội Hãng phim truyện I vừa qua (để chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Hội Điện ảnh VN lần thứ VI, dự định diễn ra cuối tháng 7 này), anh - người mới ăn lương ngành điện ảnh lại có ý kiến đóng góp “Liên hoan phim VN sắp tới nên mời một số nhà làm phim khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore...vào Ban giám khảo”.

- Tôi biết nói điều này ra có thể gây tự ái, mình lại mới bắt đầu chuyển sang Hãng phim. Nhưng tôi tham gia làm phim từ lâu rồi, từ 1989- 1990 và đóng hàng chục đầu phim nhựa.

Thực tế là lâu nay BGK của mình hoạt động tương đối tốt nhưng có một cái không thay đổi, đó là cách chấm. Như thế dễ nảy sinh tư tưởng cái không giống cái của tôi là sai. Điều đó rất nguy hiểm, rất đáng sợ.

Tôi muốn có một tư duy mới trong cách chấm, tức là trong BGK có một đạo diễn nước ngoài có nghề, có trình độ và uy tín nào đó, cứ cho là bỏ phiếu kín và người đó chỉ là một thành viên nhưng họ sẽ đưa ý kiến với tư cách người có nghề nhìn những người làm phim VN. Cũng nên bắt đầu tỉnh táo xem bên ngoài họ nhìn chúng ta ra sao vì lâu nay chúng ta cứ nhìn nhau và khen chê cảm tính, theo lối rồi.

* Nếu LHP có thêm hai chữ “quốc tế” thì người ta có lý để mời giám khảo nước ngoài hơn.

Tất nhiên những kiểu liên hoan như thế người giữ chức Chủ tịch BGK thường là người làm phim có tên tuổi, uy tín của thế giới. Nên có tư duy mới xem sao, nghe ý kiến của họ để tham khảo.

Nhưng tới đây ta chỉ mời một người với tư cách thành viên BGK thôi cũng được. Tôi không vọng ngoại, mà nghệ thuật cũng phải là biết lắng nghe và tất nhiên không phải cái gì họ nói cũng đúng, phải nhìn nhận điều đó.

Theo Tiền Phong

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar