22/05/2018 11:44 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quốc hội và chuyện... phố thành sông

THẠCH HÀ
THẠCH HÀ

TTO - Báo chí ngày 21-5 đăng hai nội dung nổi bật: kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV khai mạc tại Hà Nội và chuyện nhiều người dân TP.HCM lại phải "bì bõm" sau cơn mưa chiều tối cuối tuần qua.

Quốc hội và chuyện... phố thành sông - Ảnh 1.

Hai câu chuyện rất khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết, bởi ngập nước trở thành nỗi ám ảnh của hàng chục triệu người dân các đô thị và đang chờ lời giải từ trung ương khi các địa phương đang lúng túng.

Không chỉ ở TP.HCM, cuối tuần qua Cần Thơ cũng ngập nặng nhiều tuyến phố sau cơn mưa lớn. 

Còn ở Hà Nội, chỉ trước khi kỳ họp Quốc hội khai mạc hơn một tuần, cơn mưa lớn nhất từ đầu mùa cũng làm tê liệt hàng loạt tuyến phố đến tận nửa đêm. 

Các dự án chống ngập phần còn dang dở, phần tê liệt trước mưa lớn không còn là "đặc sản" của đô thị nào.

Ngay TP.HCM, dù đã lập hẳn một trung tâm điều hành chống ngập, chẳng kém gì một sở - sở "chống ngập", thế nhưng tình hình cũng chưa mấy khả quan. 

Theo quy hoạch đến năm 2020, TP.HCM sẽ xây được 6.000km cống thoát nước mưa, nay mới đầu tư 2.590km; sẽ xây 104 hồ điều tiết nhưng đến nay chưa hồ nào hoàn thành; sẽ xây 10 cống kiểm soát triều thì nay chỉ mới xây được 1 cống, các công trình khác đang triển khai dở dang...

Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM cho biết nhu cầu vốn cho các công trình chống ngập từ năm 2016 - 2020 là hơn 73.000 tỉ đồng, nhưng đến nay chỉ xác định được hơn 26.800 tỉ đồng, còn tới 46.500 tỉ chưa tìm được nguồn.

Những cơn mưa lớn và vấn đề ngập nặng ở các đô thị ngay trước ngày Quốc hội khai mạc có lẽ chưa đủ nóng để thay đổi hay bổ sung vào lịch trình kỳ họp Quốc hội. 

Nhưng phía sau những trận mưa lớn ấy có quá nhiều câu hỏi: Vì sao nhiều dự án chống ngập lại dang dở? Vì sao thiếu hụt số vốn hàng chục ngàn tỉ đồng dành cho chống ngập? Các địa phương cần trung ương hỗ trợ gì để chống ngập?... 

Những câu hỏi đó có lẽ cũng đủ nặng ký để Quốc hội có một chương trình giám sát, hoặc ít nhất là ý kiến của đại biểu được nêu lên tại nghị trường.

Đã có tiền lệ, như chuyện "sân golf cạnh sân bay Tân Sơn Nhất" - sự việc được coi là "nóng" nhất ở kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, đúng một năm trước, dù không hề có trong lịch trình kỳ họp. 

Câu chuyện đó đã được khơi ra từ một phát biểu của đại biểu Quốc hội ở một cuộc họp tổ và Chính phủ, Quốc hội đã vào cuộc rất quyết liệt.

Mùa mưa chỉ mới bắt đầu và Quốc hội cũng chỉ vừa khai mạc. Cơ hội phúc đáp cho cử tri phải khổ sở vì ngập nước vẫn còn đó. 

Có lẽ vấn nạn ngập và giải pháp chống ngập triệt để cho từng địa phương, khu vực cũng nên sớm được giải quyết, bắt đầu từ kỳ họp Quốc hội lần này.

TTO - Cơn mưa lớn kéo dài tối 19-5 khiến nhiều tuyến đường ở TP.HCM ngập sâu, hàng loạt xe chết máy. Hơn 22h đêm nhưng người dân vẫn bì bõm trong nước ngập để về nhà.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar