25/12/2018 19:26 GMT+7

Quốc hội Thái hợp pháp hóa cần sa y tế

TRƯỜNG SƠN
TRƯỜNG SƠN

TTO - Cơ quan lập pháp Thái Lan ngày 25-12 đồng ý sửa luật để hợp pháp hóa cần sa dùng trong lĩnh vực y tế và nghiên cứu, với một nhà làm luật mô tả việc này như một "món quà năm mới".

Quốc hội Thái hợp pháp hóa cần sa y tế - Ảnh 1.

Thái Lan đã trở thành quốc gia châu Á đầu tiên hợp pháp hóa cần sa dùng trong y tế - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin Reuters, Hội đồng Lập pháp quốc gia (NLA, tức Quốc hội Thái Lan) đã biểu quyết thông qua việc sửa đổi đạo luật ma túy ban hành năm 1979 trong phiên họp bổ sung hôm nay, nơi các nhà làm luật phải "chạy đua" xử lý nhiều dự luật trước thềm năm mới.

Thái Lan là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á hợp pháp hóa cần sa y tế, trong khi Malaysia cũng đang xem xét sửa luật tương tự, theo Hãng tin AP.

Theo AP, việc sửa đổi đạo luật ma túy bao gồm cho phép sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, sở hữu và sử dụng cần sa cho mục đích y tế. Các thay đổi này sẽ chính thức thành luật sau khi được công bố trên công báo hoàng gia.

Phát biểu trong phiên họp Quốc hội được phát trên truyền hình, ông Somchai Sawangkarn, chủ tịch hội đồng soạn thảo dự luật hợp pháp hóa cần sa chữa bệnh, cho rằng việc thông qua dự luật sửa đổi là "món quà năm mới từ NLA đến chính phủ và người dân Thái".

Trong khi nhiều quốc gia như Colombia và Canada đã hợp pháp hóa cần sa y tế, thậm chí cần sa tiêu khiển, cần sa vẫn là chất cấm ở nhiều nước Đông Nam Á, nơi có nhiều quốc gia áp dụng hình phạt hà khắc nhất cho tội phạm ma túy, theo Reuters. Chẳng hạn, buôn lậu cần sa có thể bị tử hình ở Singapore, Indonesia và Malaysia.

Tuy nhiên, theo Reuters, rào cản chính trong việc có nên hợp pháp hóa việc dùng cần sa chữa bệnh hay không ở Thái Lan nằm ở chỗ nếu được thông qua, các nhà sản xuất cần sa y tế Thái sẽ thua các đối thủ nước ngoài trên chính sân nhà.

Nguyên nhân là một số công ty nước ngoài sản xuất sản phẩm có chiết xuất từ cần sa đã được Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan cấp bằng sáng chế. Điều này có thể cho phép các công ty ngoại chiếm lĩnh thị trường và bệnh nhân cũng như giới khoa học Thái sẽ khó tiếp cận sản phẩm cần sa cần thiết để chữa bệnh hoặc nghiên cứu.

Giới nghiên cứu Thái đã đề xuất chính phủ thu hồi các yêu cầu cấp bằng sáng chế cho sản phẩm có chiết xuất từ cần sa của các công ty nước ngoài trước khi luật ma túy sửa đổi có hiệu lực.

Nhóm ủng hộ cần sa ở Thái Lan hi vọng sau hợp pháp cần sa y tế sẽ là cần sa tiêu khiển.

TRƯỜNG SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar