18/09/2019 17:55 GMT+7

Quốc hội sẽ có nghị quyết riêng cho các vùng nghèo nhất

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Đó là những vùng có người dân tộc thiểu số gặp tình trạng "5 nhất": khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỉ lệ hộ nghèo cao nhất.

Quốc hội sẽ có nghị quyết riêng cho các vùng nghèo nhất - Ảnh 1.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển - Ảnh: Quochoi.vn

Chiều 18-9, Chính phủ đã trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội nội dung dự thảo Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Báo cáo của Chính phủ được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày cho thấy nước ta có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với 3,04 triệu hộ, 13,38 triệu người, cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới. Địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích cả nước.

Đây là những vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; có nhiều tài nguyên khoáng sản, có hệ sinh thái động, thực vật đa dạng; có trên 14 triệu ha rừng, là đầu nguồn sinh thủy, gắn với các công trình thủy điện quốc gia vừa cung cấp điện vừa cung cấp nước sản xuất, sinh hoạt cho vùng hạ du và khu vực đồng bằng.

"Tuy nhiên, hiện nay vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn là vùng khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỉ lệ hộ nghèo cao nhất" - ông Chiến cho hay.

Những số liệu "biết nói" cho thấy hiện vẫn còn gần 13.000 hộ di cư tự phát chưa được sắp xếp ổn định, hơn 58.000 hộ thiếu đất ở, hơn 465.000 hộ cần hỗ trợ nhà ở, hơn 54.000 hộ thiếu đất sản xuất, hơn 223.000 hộ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh... 

Thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS ở nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỉ lệ dân số DTTS chiếm 14,6% nhưng chiếm đến 55,27% tổng số hộ nghèo của cả nước. Vẫn còn khoảng 21% người DTTS trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt.

Nghị quyết đặt ra các mục tiêu tham vọng như thu nhập bình quân của người DTTS tăng ít nhất 2,5 lần so với năm 2020; giảm tỉ lệ hộ nghèo hằng năm từ 3% đến 5%; giảm 30% số xã đặc biệt khó khăn; 50% số thôn đặc biệt khó khăn so với năm 2020. Đặc biệt, Chính phủ muốn đặt mục tiêu trên 80% lao động từ 18 tuổi trở lên có việc làm với thu nhập ổn định.

Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến nói: "Trọng tâm của đề án là khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Tập trung vào các lĩnh vực như: kinh tế lâm nghiệp; cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, hương liệu; chăn nuôi đại gia súc, gia súc ăn cỏ; du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng".

Cho rằng đề án đã được xây dựng công phu, đưa ra nhiều mục tiêu tham vọng, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lo về tính khả thi và việc đảm bảo nguồn lực để thực hiện. 

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng nếu đề án được thông qua thì sẽ mang tính lịch sử vì lần đầu tiên có đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

"Nhưng cần rà soát kỹ để đề án đảm bảo khả thi, cụ thể, đi vào cuộc sống, tránh đưa đề án mà thực hiện không được như mong muốn" - ông Hiển nói. 

Lấy ví dụ về việc đặt mục tiêu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS phải tăng 2,5 lần, 90% đường ở thôn, bản được "cứng hóa" theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, ông Hiển cho rằng rất khó thực hiện.

"Đề án này cần đi vào khâu cốt lõi, đột phá, tập trung vào những phần còn yếu nhất trong những năm qua trong thực hiện chính sách miền núi để đưa ra các chính sách hỗ trợ và tổ chức phù hợp. Chính phủ cần phải tính toán kỹ về nguồn lực để đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn" - Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói.

40.000 người dân tộc thiểu số có bằng cấp, vẫn thất nghiệp

TTO - Đây là thông tin do Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đưa ra tại hội thảo về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số do Ban Tổ chức trung ương, Ban Dân vận trung ương và Bộ Nội vụ tổ chức chiều 17-7 tại Hà Nội.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao UBND huyện Đông Anh chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin "Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân" mà báo Tuổi Trẻ phản ánh.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Ông Lê Ngọc Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Huế, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về chuyện mang chim trời đến quán cà phê và việc chứng minh nguồn gốc của chim.

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Đánh giá cán bộ, công chức theo KPI, bỏ tư duy biên chế suốt đời

Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức công khai, minh bạch, chính xác theo kết quả định lượng theo vị trí việc làm và đảm bảo nguyên lý không có tư duy biên chế suốt đời.

Đánh giá cán bộ, công chức theo KPI, bỏ tư duy biên chế suốt đời

Vụ cựu cục trưởng nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: 'Gián tiếp đầu độc người dân'

Đề cập vụ cựu cục trưởng và 4 cán bộ khác nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả, đại biểu Phạm Văn Hòa nói đó không khác gì việc gián tiếp đầu độc người dân.

Vụ cựu cục trưởng nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: 'Gián tiếp đầu độc người dân'

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân lúc 11h ngày 17-5.

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Thanh Hóa sẽ bố trí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm bí thư xã, phường ở địa bàn quan trọng

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh vừa ký ban hành quy định về bố trí nhân sự cấp ủy các xã, phường thành lập mới.

Thanh Hóa sẽ bố trí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm bí thư xã, phường ở địa bàn quan trọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar