03/06/2023 06:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quốc hội 'nóng' chuyện chọn, cung ứng sách giáo khoa: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói gì?

"Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn các địa phương chỉ dùng sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam".

Quốc hội nóng chuyện chọn, cung ứng sách giáo khoa: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói gì? - Ảnh 1.

Phụ huynh mua sách giáo khoa cho con tại Công ty CP Sách và Thiết bị trường học TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định như vậy trong văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) về việc chọn và cung ứng sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang nóng trên diễn đàn Quốc hội.

Theo bộ trưởng, từ năm 2020 việc lựa chọn sách giáo khoa tại các tỉnh, thành trực thuộc trung ương được thực hiện theo thông tư 25/2020/TT-BGDĐT. Trong quá trình thực hiện, bộ đã ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, thanh tra tại một số địa phương về lựa chọn, cung ứng sách giáo khoa triển khai chương trình mới.

Hai lưu ý khi chọn sách

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết có hai nội dung Bộ GD-ĐT lưu ý với các địa phương trong việc chọn sách. Một là thực hiện chọn sách với mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở một khối lớp có một hay một số sách giáo khoa trong danh mục đã được bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt.

Bộ GD-ĐT không giới hạn các địa phương chỉ dùng sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam. Hai là việc chọn sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Thông tư 25 cũng nêu rõ hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do UBND cấp tỉnh thành lập. Hội đồng này giúp UBND cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại thông tư và theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa do UBND cấp tỉnh quy định và đề xuất danh mục sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục.

Hội đồng làm việc trên nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch.

Trong ba năm từ 2020 - 2022, Bộ GD-ĐT đã tiến hành thanh tra ở nhiều địa phương về triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và việc chọn sách giáo khoa. Một số bất cập, tồn tại trong việc chọn sách ở các địa phương đã được Bộ GD-ĐT nắm bắt và chỉ đạo khắc phục.

Không có chuyện in sách trước khi mở thầu

Về việc cung ứng kịp thời sách giáo khoa, năm nay Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các địa phương cung cấp đầy đủ, kịp thời số lượng đăng ký sách giáo khoa cho các nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn trước khai giảng năm học mới khoảng 4 tháng.

Các địa phương phải phối hợp với các nhà xuất bản thống nhất chọn đơn vị có chức năng, đủ năng lực cung ứng sách giáo khoa. Đồng thời phải hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp với đơn vị cung ứng sách giáo khoa để đảm bảo việc cung ứng đầy đủ, kịp thời sách, đáp ứng nhu cầu của giáo viên, phụ huynh, học sinh trên địa bàn trước 15-8.

Liên quan tới việc có hay không việc Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam in sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 trước khi tiến hành mở thầu chọn đơn vị in sách và con số 79% sách đã in nhập kho trước khi tiến hành đấu thầu là do hiểu nhầm hay có thật, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời:

Để có thể đáp ứng đủ sách giáo khoa mới, trong khi chờ các địa phương đăng ký số lượng sách được chọn để tiến hành mở thầu, Bộ GD-ĐT yêu cầu Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam (là doanh nghiệp trực thuộc Bộ GD-ĐT) phải chuẩn bị đầy đủ vật tư gồm cả vật tư dự phòng phát sinh phục vụ việc in và cung ứng đầy đủ sách giáo khoa.

Và theo báo cáo của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, tính đến 30-4-2023, đơn vị này đã triển khai in 86% sản lượng kế hoạch in của sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 (theo chương trình giáo dục phổ thông 2006), nhập kho đạt 65% so với kế hoạch in.

Với các sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 đã triển khai in 81% sản lượng theo kế hoạch, nhập kho đạt 36% so với kế hoạch in.

Riêng với sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 - sẽ triển khai năm đầu tiên vào năm học tới - nhà xuất bản dự kiến in 51,41 triệu bản, trong đó đang triển khai mua sắm dịch vụ in với số lượng 40,44 triệu bản, tương ứng với 79% kế hoạch in dự kiến để lựa chọn nhà cung cấp và dự kiến việc in sách giáo khoa của ba lớp này sẽ hoàn tất trước 30-6-2023.

Như vậy, con số 79% theo báo cáo trên không phải số lượng sách đã in mà là số lượng nằm trong dự trù "mua sắm dịch vụ in" để lựa chọn nhà cung cấp. Về việc này, Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi bà Nguyễn Thị Kim Thúy từ ngày 19-5.

Tiến độ chọn sách chậm

Trước đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho biết việc có một số địa phương chậm công bố kết quả chọn sách và đăng ký số lượng với các nhà xuất bản (khoảng giữa tháng 5-2023 mới chỉ có 37/63 địa phương hoàn thành) là một khó khăn cho việc đáp ứng tiến độ cung ứng sách giáo khoa.

Bên cạnh đó, các nhà xuất bản cũng phải đáp ứng các quy định pháp lý liên quan tới khâu in ấn, cung ứng. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam phải nỗ lực để kịp in và cung ứng sách giáo khoa theo kế hoạch.

Sách giáo khoa trở lại độc quyền?

Toàn bộ kết quả lựa chọn sách giáo khoa công phu của phụ huynh, giáo viên có thể bị một hội đồng chỉ gồm 15 người bác bỏ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar