13/09/2020 21:30 GMT+7

Quốc hội Mỹ cứng rắn chưa từng có với Trung Quốc: Trình gần 370 dự luật

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Báo cáo mới công bố của CSIS cho thấy chưa đầy hai năm, các nghị sĩ Mỹ đã trình gần 370 dự luật liên quan Trung Quốc, biến quốc hội khóa 116 thành quốc hội cứng rắn với Trung Quốc nhất từ trước tới nay.

Quốc hội Mỹ cứng rắn chưa từng có với Trung Quốc: Trình gần 370 dự luật - Ảnh 1.

Hạ nghị sĩ Cộng hòa Scott Perry đã trình một dự luật bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông - Ảnh: REUTERS

Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) công bố ngày 11-9 cho thấy tâm lý cứng rắn với Trung Quốc đang chiếm ưu thế ở cả Chính phủ lẫn Quốc hội Mỹ.

Ông Scott Kennedy, cố vấn cấp cao của CSIS, nhận định trong khi chính quyền Donald Trump ra các biện pháp đối phó Trung Quốc hầu như mỗi ngày, Quốc hội khóa 116 hiện tại của Mỹ cũng không hề kém cạnh.

Quốc hội khóa 116 bắt đầu từ ngày 3-1-2019 và sẽ kết thúc vào ngày 3-1-2021. Tính từ đầu khóa đến hết tháng 8 rồi, tổng cộng đã có 366 dự luật liên quan Trung Quốc được đệ trình bởi các nghị sĩ. Con số này chưa bao gồm 75 nghị quyết không ràng buộc mà các nghị sĩ đã trình lên.

Mặc dù chỉ có 11 dự luật trong số này được thông qua, con số 366 cho thấy quan điểm của các nghị sĩ khóa 116 với Trung Quốc có sự khác biệt so với các khóa trước.

Phần lớn dự luật chỉ tập trung vào một khía cạnh trong quan hệ Mỹ - Trung hoặc một vấn đề cụ thể nhưng cũng có một số dự luật bao quát nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan Trung Quốc.

Thống kê của CSIS cho thấy có 70 dự luật liên quan lĩnh vực thương mại/đầu tư, 64 dự luật liên quan chuỗi cung ứng và 58 dự luật liên quan quốc phòng/an ninh quốc gia. Một số dự luật cũng tập trung vào vấn đề thời sự nhất hiện nay là COVID-19.

Tính theo thời gian, các dự luật được trình lên bắt đầu tăng vào tháng 3-2020 và nhiều nhất vào tháng 5 năm nay khi đại dịch COVID-19 bắt đầu gây ra các ảnh hưởng lớn ở Mỹ. Các nghị sĩ Cộng hòa cùng đảng với Tổng thống Donald Trump được đánh giá là chủ động hơn các nghị sĩ Dân chủ khi đệ trình nhiều dự luật hơn.

Mặc dù ấn tượng trước số lượng dự luật, ông Kennedy cho rằng đây chỉ mới là màn "sấm chớp trước mưa" và tin rằng Quốc hội khóa tiếp theo sẽ còn cứng rắn hơn nữa.

"Sự chú ý của Quốc hội đối với vấn đề Trung Quốc sẽ không suy giảm và tiếp tục mở rộng trong những năm tới cả về số lượng dự luật được trình lên và thông qua cũng như các phiên điều trần", học giả Kennedy nhận định.

Quốc hội Mỹ cứng rắn chưa từng có với Trung Quốc: Trình gần 370 dự luật - Ảnh 2.

Quốc hội khóa 116 của Mỹ trong lễ tuyên thệ hồi năm ngoái - Ảnh chụp màn hình AP

Dự luật bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông

Có 44 dự luật được các nghị sĩ Mỹ đệ trình trong nỗ lực ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Một trong số này là dự luật H.R 7982 do hạ nghị sĩ Cộng hòa Scott Perry đệ trình ngày 7-8.

Nội dung chi tiết của dự luật này chỉ mới được công bố hôm 1-9. Trong đó, ông Perry đề xuất Mỹ bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với mọi quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Dự luật nêu cụ thể các quần đảo này bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam), quần đảo Senkaku (do Nhật kiểm soát), bãi cạn Scarborough. Dự luật lưu ý việc bác bỏ này không nhằm giải quyết yêu sách của các nước khác, ngoại trừ Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Mỹ hỗ trợ năng lực hàng hải cho các nước đồng minh của Mỹ ở Biển Đông, biển Hoa Đông.

Nghị sĩ Mỹ trình dự luật ngăn 'bá quyền' Trung Quốc

TTO - Các nghị sĩ Cộng hòa đã lập luận trong dự luật rằng mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là trở thành "cường quốc dẫn đầu thế giới". Nhưng trước khi làm điều này, Bắc Kinh sẽ sử dụng quân đội để trở thành "bá quyền Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Lại Thanh Đức tuyên bố lựa chọn con đường riêng, không chọn phe Mỹ - Trung

Đài Loan khẳng định lựa chọn giá trị riêng, không chọn phe Mỹ hay Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu thống nhất trong sách trắng quốc phòng ngày 12-5.

Ông Lại Thanh Đức tuyên bố lựa chọn con đường riêng, không chọn phe Mỹ - Trung

Tổng thống Ukraine Zelensky mời Giáo hoàng Leo XIV đến Kiev

Ngày 12-5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có cuộc điện đàm đầu tiên với Giáo hoàng Leo XIV và ông cũng là lãnh đạo thế giới đầu tiên trò chuyện với tân Giáo hoàng.

Tổng thống Ukraine Zelensky mời Giáo hoàng Leo XIV đến Kiev

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm có hơn 80 hoạt động khi thăm 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus được dư luận khu vực và quốc tế quan tâm theo dõi và đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm có hơn 80 hoạt động khi thăm 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Bầu cử giữa nhiệm kỳ Philippines 2025: Căng thẳng và chia rẽ

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 12-5 tại Philippines là màn đối đầu căng thẳng giữa hai gia tộc quyền lực: Marcos và Duterte. Đây được xem là bước ngoặt định hình cục diện chính trị trước thềm bầu cử tổng thống năm 2028.

Bầu cử giữa nhiệm kỳ Philippines 2025: Căng thẳng và chia rẽ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar