24/05/2014 02:50 GMT+7

Quên tiếng Việt khi học trường quốc tế

HÀ BÌNH
HÀ BÌNH

TT - Một cô giáo dạy văn kể đang kèm tiếng Việt cho một học sinh người Việt học THCS một trường quốc tế.

Ở Việt Nam từ lúc lọt lòng, đến nay đã 13 tuổi, đang học lớp 7 nhưng cậu học trò này không thể viết những câu tiếng Việt đơn giản nhất, không phân biệt được chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

Để nâng cao kỹ năng tiếng Việt cho cậu học sinh lớp 7 này, cô giáo đến nhà cho em đọc truyện thiếu nhi và giúp em đọc những từ khó trong truyện. “Đọc cũng là một cách học - cô giáo kể - Có những từ khó trong truyện em chưa đọc được như từ “chuyển”, “miễn”, “hữu”… tôi phải đọc cho em đọc theo và cố gắng lắm em mới đọc được”.

Ngoài ra, cứ hai tuần một lần cô giáo đến nhà trò chuyện giao tiếp với em bằng tiếng Việt, hướng dẫn em cách viết những câu tiếng Việt đơn giản nhất, phân biệt chủ ngữ - vị ngữ trong một câu, kể cả cách phát âm các từ khó. Kèm như thế được ba tháng, cô giáo bảo học trò chịu khó tiếp thu. Tuy chậm nhưng kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của em cũng được cải thiện chút ít.

Đây là học trò thứ hai cô giáo này nhận kèm cặp tiếng Việt. Năm trước, cô cũng kèm tiếng Việt cho một học trò người Việt học lớp 10 một trường quốc tế. Kỹ năng tiếng Việt của cậu này, theo cô giáo nhận định, là “tệ hơn học trò lớp 7 đang dạy”. Nhưng chỉ dạy được vài tuần là cô giáo... bó tay vì học trò không hợp tác trong việc học. “Đã quen sử dụng tiếng Anh nên việc học tiếng Việt với em là một cực hình. Như một vòng luẩn quẩn, quen sử dụng tiếng Anh, không quen dùng tiếng Việt nên em lười học và trình độ tiếng mẹ đẻ chỉ ngang bằng với học trò mẫu giáo” - cô giáo kể.

Cả hai trường hợp cô giáo được phụ huynh mời đến nhà dạy kèm tiếng Việt đều học trường quốc tế từ mẫu giáo. Ở trường hầu như các em nói tiếng Anh với bạn bè, thầy cô trong những buổi học ở lớp, hoạt động ngoại khóa. Về nhà, cha mẹ quá bận rộn ít nói chuyện tiếng Việt với con nên các bạn “quên” tiếng mẹ đẻ của mình. Tiếp xúc với học sinh, cô giáo nhận định do yếu tiếng Việt nên kiến thức xã hội, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán… Việt của các bạn bị hạn chế rất nhiều.

Thông thường tâm lý phụ huynh cho con đi học trường quốc tế là để chuẩn bị nền tảng cho con đi du học sau này. Vốn tiếng Anh thật tốt là chìa khóa, nền tảng để tiếp cận tri thức từ những nền giáo dục tiên tiến. Có điều khi thế giới phẳng đi, ranh giới giữa các quốc gia đôi khi được đo bằng ngôn ngữ, văn hóa và bản sắc của dân tộc đó. Trong trường hợp ấy, người trẻ sẽ thể hiện bản sắc dân tộc mình như thế nào khi không nói được tiếng mẹ đẻ?

HÀ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cứu người đàn ông ở Đà Nẵng bị cuốn trôi xuống kênh 30m, bám vào cành cây

Trận mưa như trút nước tối 5-7 khiến nước chảy qua đoạn đường Âu Cơ rất dữ tợn và đã cuốn một người đàn ông xuống kênh thoát nước.

Cứu người đàn ông ở Đà Nẵng bị cuốn trôi xuống kênh 30m, bám vào cành cây

Sẽ hỗ trợ hơn 500 cán bộ công đoàn nghỉ việc do sắp xếp

Lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định công đoàn sẽ bảo vệ quyền lợi của cán bộ công đoàn bị ảnh hưởng bởi sắp xếp.

Sẽ hỗ trợ hơn 500 cán bộ công đoàn nghỉ việc do sắp xếp

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Sau khi nhận bằng khen và tiền thưởng từ UBND tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ, anh Trần Văn Nghĩa đã trích một phần đến làng Bôn Jứ, xã Ia Tul, thăm và trao tặng ba em nhỏ trong vụ việc.

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar