![]() |
Trụ điện vượt sông và đường dây cao thế rơi xuống nhà dân - Ảnh: NGỌC HẢI |
Sau giây phút kinh hoàng đó, người dân hai bên bờ sông mạnh người nào người đó chạy thoát thân khỏi khu vực nguy hiểm. Đường dây cao thế rơi xuống ngay nóc ngôi nhà thờ tộc Hồ và cũng là khuôn viên nhà ông Hồ Minh Tân. Sát bến sông, ngôi nhà của ông Hồ Minh Việt và ông Hồ Minh Tùng cũng bị đường dây rơi sát vách. Không ai thiệt mạng, nhưng sự cố vượt quá sức tưởng tượng của người dân vùng đất này.
Sự việc được chính quyền xã báo cáo lên cấp trên, điện được ngắt ngay sau đó. Khi phân xưởng lưới điện Tam Kỳ cử 15 công nhân xuống kéo dây khắc phục sự cố thì bị các hộ ông Hồ Minh Tân, Hồ Minh Việt phản ứng dữ dội vì đường dây điện nói trên đi ngay trên nóc nhà họ. Nhiều cuộc họp giữa xã Tam Tiến, UBND huyện Núi Thành, ngành điện lực và các cơ quan chức năng đã diễn ra trong suốt tuần qua nhưng sự cố trên vẫn chưa được gỡ.
Chính quyền và ngành chức năng lúng túng
Tại ngôi nhà của gia tộc họ Hồ, hai ông Hồ Minh Tân và ông Hồ Minh Việt đưa chúng tôi xem một tập giấy tờ tài liệu gồm bản cam kết an toàn để tiến hành đóng điện của xã (lập ngày 27-1-2000) với gia đình hai ông, biên bản của Công ty Điện lực 3 về việc “xây dựng công trình, nhà cửa trong hành lang bảo vệ lưới điện cao áp” (lập ngày 29-11-2000), thông báo của Ban quản lý dự án ODA - chủ đầu tư công trình... cùng nhiều giấy tờ khiếu nại và thư trả lời của Công ty Tư vấn xây dựng điện lực 1, Hà Nội (đồng thời là đơn vị thiết kế công trình), trong đó khẳng định: “Đường dây thiết kế đã tính đến một số thông số kỹ thuật an toàn, không cần phải di dời nhà khỏi hành lang”. Bên cạnh đó, công văn số 685 của Công ty Điện lực 3 Quảng Nam (đề ngày 18-4-2001) thông báo cho hai hộ dân này là: “Công trình đủ điều kiện đóng điện”...
Tuy nhiên, những gì đã xảy ra không chứng minh được độ an toàn của công trình. Theo quan sát của chúng tôi, đường dây cao thế 220 kV vượt sông đi ngay trên nóc nhà ông Tân, ông Việt và sát vách nhà ông Tùng, khoảng cách giữa nóc hai ngôi nhà này với đường dây có độ cao trình hoàn thành, hai hộ nói trên nhận thấy mức độ nguy hiểm của công trình nên đã đề nghị, rồi khiếu nại với địa phương và ngành điện nhiều lần để khắc phục hoặc chấp nhận phương án di dời nhà cửa nhưng vẫn không được giải quyết.
Trong hai cuộc họp giữa lãnh đạo xã với huyện Núi Thành, Điện lực Quảng Nam, BQL dự án ODA, Sở Công nghiệp, Phân xưởng lưới điện Tam Kỳ - Núi Thành vào các ngày 6 và 8-6 vừa qua đưa ra nhiều phương án: hoặc hỗ trợ để hai hộ dân di dời, hoặc tổ chức di dời hai trụ néo ra khu vực an toàn, hoặc thiết kế hệ thống lưới đỡ ngay trên nóc nhà (để lỡ dây có rớt thì rớt... trên lưới). Song các phương án nêu trên vẫn chưa ngã ngũ bởi hai hộ ông Minh, Tùng không đồng ý với giá hỗ trợ quá thấp không đủ chi phí di dời (60 triệu cho hai hộ), còn dời trụ néo hoặc thiết kế thêm hệ thống lưới đỡ thì họ vẫn sống với họa dây điện rớt đè nhà.
Suốt một tuần qua, 13.000 dân Tam Tiến và trên 200 dân thôn 5, xã Tam Hòa bị mất điện: không nước uống, không nước tắm giặt, sản xuất bị đình trệ... Ông Nguyễn Tiến, chủ tịch UBND huyện Núi Thành, nói: “Huyện đã tìm hết cách, đã làm việc với các ngành chức năng với yêu cầu thời gian khắc phục chậm nhất là ngày 9-6, nhưng đến nay vẫn chưa có điện”.
Một vấn đề đặt ra, toàn tỉnh hiện có trên dưới 2.000 trường hợp sống dưới đường dây cao thế, liệu có bao nhiêu đường dây “đảm bảo” kiểu này đang hoạt động?
Bình luận hay