12/02/2014 07:58 GMT+7

Quảng Nam: đổ xô lên rừng hái nấm

TẤN VŨ - QUỐC VŨ
TẤN VŨ - QUỐC VŨ

TT - Trở về sau chuyến vượt rừng hơn ba ngày hái nấm sau tết, Chơ Rum Khanh, một thanh niên ở thôn 48, xã biên giới Đắc Pring (Nam Giang, Quảng Nam), phấn khởi cho hay đến nay anh thu nhập được hơn 100 triệu đồng nhờ trúng đậm nấm chò.

Phóng to
Nhiều loại nấm rừng được người dân Quảng Nam mang về bán cho thương lái - Ảnh: Tấn Vũ

Theo anh Chơ Rum Khanh, thời gian gần đây các thương lái ở đồng bằng thường lên địa bàn các xã giáp biên giới với Lào như Đắc Pring, Đắc Pre lùng mua tất cả các loại nấm rừng. “Khách chủ yếu mua nấm mọc từ cây chò và sến. Bao nhiêu bán cũng hết” - Khanh nói. Giá mua dao động từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng/kg tùy từng loại nấm mà người dân hái được từ rừng. Chơ Rum Khanh cho biết cuối năm 2013 anh trúng đậm nhờ tìm được một cây nấm chò sống nặng hơn 80kg, bán cho thương lái ở Đà Nẵng được 47 triệu đồng.

Nhưng để tìm được nấm ở thời điểm này cũng không dễ dàng gì, có khi phải mất cả nửa tháng trời luồn rừng săn tìm nấm. “Thương lái họ tinh lắm, nhìn qua là họ biết nấm sống hay nấm chết liền. Nấm sống vừa được hái về từ trên cây chò còn sống có giá rất cao đến 700.000 đồng/kg, nhưng nấm chết trên cây khô thì 1kg chỉ được vài chục ngàn đồng” - Chơ Rum Khanh tiết lộ. Không chỉ mình Chơ Rum Khanh mà nhiều thanh niên ở hai thôn 48 và 49 của xã Đắc Pring cũng kiếm được hàng chục triệu đồng nhờ nấm, từ đó mua được xe máy, sắm tivi, điện thoại...

Bloong Hương, thôn 49, xã Đắc Pring, cho biết mỗi chuyến đi lùng tìm nấm chò ít nhất phải mất một tuần. “Vách núi dựng đứng không cẩn thận có thể tuột tay, sẩy chân là ngã chết như chơi” - Hương nói. Hương không rõ thương lái mua nấm chò để làm gì và nấm có tác dụng ra sao, anh chỉ thấy thương lái mua giá cao nên người dân rủ nhau vào rừng săn tìm mang về bán. “Nhiều người cả đời không có đồng xu dính túi, nhưng nay nhờ bán nấm họ cầm trong tay cả chục triệu đồng nên phấn khởi lắm” - Hương hồ hởi khoe.

Võ Thanh Tuấn, một thanh niên lão luyện trong việc tìm nấm, cho biết ở vùng núi Trà My có những địa danh suối Ma, suối Bùn, eo Gió Hú, suối Hồn Bà, suối Cây Chanh... là những nơi có rất nhiều nấm. “Đó là các cánh rừng ẩm ướt và đầy cây cổ thụ tựa lưng vào đỉnh Ngọc Linh ít người biết đến. Tụi tôi đi tìm nấm như tìm trầm ngày xưa...” - Tuấn tiết lộ. Theo Tuấn thì tùy kích thước mà nấm có giá khác nhau. Sau tết giá nấm tăng vọt. Nấm lim loại lớn 3 triệu đồng/kg, loại nhỏ 2 triệu đồng/kg và loại nát nhất cũng 1,5 triệu đồng.

Bà Cúc Hoa, đại lý bán nấm sát tỉnh lộ ĐT 616 đoạn qua Trà My, cho biết sau tết người tìm đến mua nấm rất đông. Dọc tuyến ĐT 616 có đến gần 30 điểm bán nấm, có nơi treo hẳn công dụng là chữa ung thư gan...

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam Nguyễn Văn Hai cho biết việc mua bán nấm đa số xuất phát từ các nhu cầu trong dân, thỏa thuận, công dụng của nấm chủ yếu là từ tin đồn lẫn nhau. “Không có công ty, không có đăng ký kinh doanh nên việc quản lý rất khó” - ông Hai nói. Theo ông Hai, việc đáng quan ngại nhất là các loại nấm mới như nấm chò, sến cũng được mua bán khi chưa biết công dụng như thế nào.

Bác sĩ Ngô Ngọc Toàn - phó giám đốc Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền Quảng Nam - cho biết nếu đúng nấm linh chi, lim xanh thì tác dụng đã được phân tích là thanh nhiệt, giải độc, tăng đề kháng. Nhưng những nấm khác mọc trên cây chò, cây sến thì chưa biết thành phần như thế nào. Nguy hiểm của nấm rừng là trên nấm có nhiều loại nấm khác ký sinh, trong đó có cả nấm độc.

TẤN VŨ - QUỐC VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ẩn mình giữa rừng già Trường Sơn, người đàn ông 66 tuổi với đôi chân trần rắn rỏi đã trải qua những năm tháng cuộc đời đầy thăng trầm gắn liền với núi rừng. Đôi chân chưa từng mang dép nhưng vẫn vượt gai rừng, đá nhọn bảo vệ rừng quý.

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân

Khi mới nhập - tách tỉnh, chủ trương lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời đó (hay Cà Mau và Bạc Liêu sau này) là không xây trụ sở làm việc mà dồn toàn bộ nguồn lực cho vùng nông thôn nghèo khó, vùng căn cứ cách mạng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar