quảng cáo dỏm
Hàng ngàn ý kiến gửi đến Tuổi Trẻ Online phản hồi cuối tuần bức xúc trước những mánh khóe quảng cáo trá hình.
"Cứ xử phạt nặng nghệ sĩ quảng cáo "bẩn" đi. Phạt tiền thật nặng, thu hồi danh hiệu và cấm biểu diễn những nghệ sĩ dính vào quảng cáo 'bẩn". Tiếp tay lừa đảo thì cấm sóng là đúng..."

Trong một cuộc thăm dò trên Tuổi Trẻ Online làm sao để trị dứt điểm nạn quảng cáo thần dược, thực phẩm chức năng dỏm ngày một gia tăng đã có đến 66% ý kiến bạn đọc muốn "Xử lý cả người của công chúng, nghệ sĩ tham gia quảng cáo".

Kiểm tra nơi hoạt động, trụ sở đăng ký kinh doanh, cơ quan chức năng TP Hà Nội phát hiện nhiều công ty mà Tuổi Trẻ phản ánh trong loạt phóng sự điều tra ‘thần dược giả, quảng cáo dỏm’ đã 'mất tăm'.

Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch... xử lý nghiêm nghệ sĩ quảng cáo dỏm, điều tra buôn bán thần dược giả.

Nhóm “thầy thuốc” ở Thanh Hóa tự nhận bào chế ra nhiều loại thần dược bị xử phạt hành chính 115 triệu đồng. Trụ sở Công ty SHN tại Hà Nội cũng bị kiểm tra.

Sau khi Tuổi Trẻ đăng loạt phóng sự điều tra lật tẩy 'thần dược giả, quảng cáo dỏm' chỉ rõ dù không hoạt động y học cổ truyền nhưng tại số 122 đường Phú Diễn vẫn treo biển ‘trung tâm dịch vụ nam y’, biển quảng cáo này đã được gỡ bỏ.

Hàng loạt quảng cáo dỏm thổi phồng tác dụng của các loại thần dược giả chưa được Cục Quản lý dược cấp phép để bán ra thị trường. Nhiều nạn nhân bị lừa gạt vừa ôm bệnh vừa ôm nợ.

Tư vấn, mồi chài, "chăn" người bệnh mua nhiều loại thuốc với mục đích moi đến những đồng bạc cuối cùng của nạn nhân. Một câu hỏi đặt ra: Ai đứng sau, tổ chức đường dây bán thuốc dỏm này?
