05/06/2016 12:40 GMT+7

“Quan tòa” của người S’Tiêng

 TẤN ĐỨC
TẤN ĐỨC

TTO - Trong làng xảy ra việc gì lớn hay nhỏ, ngày hay đêm, người ta đều gọi ông tới phân xử. Những lời ông nói ra luôn được dân làng nghe theo răm rắp.

Già làng Điểu Sết - Ảnh: Tấn Đức

Ông là Điểu Sết, 72 tuổi, già làng của ấp Thuận Tiến đồng thời cũng là chủ tịch Hội đồng già làng xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú (Bình Phước).

Từ trụ sở UBND xã Thuận Lợi, chúng tôi rẽ vào con đường bụi đỏ ngoằn ngoèo, đi thêm gần chục cây số, xuyên qua những cánh rừng cao su bạt ngàn, tìm đến nhà già làng Điểu Sết ở cuối ấp Thuận Tiến.

Đây là một trong những ấp vùng sâu vùng xa nhất của xã Thuận Lợi với gần 80% dân số là người S’Tiêng, sinh sống từ bao đời.

Vừa gặp chúng tôi, già Sết đã cất tiếng: “Xã, ấp kêu bữa nay ở nhà vì có cán bộ vào, chứ không thì đã đi làm chứng cho hai đứa lấy nhau từ sáng sớm rồi”. Thì ra không chỉ làm “quan tòa” phân xử mọi việc, già làng còn kiêm cả người làm chứng.

“Ừ, cái gì lũ làng cũng kêu. Không ở với nhau nữa cũng kêu tao” - già Sết nói rồi cho chúng tôi biết ông phải cực khổ thế nào để hàn gắn tình cảm vợ chồng sứt mẻ, giúp gia đình đầm ấm trở lại.

Già Sết còn nổi tiếng là người hòa giải các vụ gây gổ, đánh nhau. Cách đây hơn tháng có hai nhóm thanh niên hiềm khích nhau từ trước, tụ tập uống rượu rồi đánh nhau ở ngã tư làng. Mọi người can ngăn không được liền gọi già làng cầu cứu.

Lúc đó chừng 10g đêm, nhận được điện thoại báo tin, ông liền tới khuyên bảo.

“Khuya rồi về nhà đi, còn ở đây hơn thua làm gì. Đánh nhau thì đứa nào cũng bị đau, phải đi bệnh viện, rồi còn bị bắt phạt, tiền đâu mà nộp, làm khổ cha mẹ, khổ vợ con. Nghe nói êm cái lỗ tai nên tụi nó xuống nước, xin lỗi nhau rồi êm luôn tới giờ” - già Sết kể.

Rồi bao nhiêu chuyện khác như con cãi cha mẹ, hàng xóm cãi nhau hay nạn trộm cắp mủ cao su, hái trộm điều, cà phê... dân làng đều mời già Sết đến phân xử.

Cả việc tuyên truyền Luật giao thông, vận động trẻ trong độ tuổi đi tiêm chủng và nhất là vận động học sinh ra lớp, chống bỏ học giữa chừng cũng cậy đến già làng.

Một nữ giáo viên ở trường tiểu học dân tộc của xã Thuận Lợi kể: “Năm học nào cũng vậy, nhất là tới mùa làm vườn, học sinh lại ùn ùn bỏ học.

Chúng tôi đi từng nhà vận động, nhưng nói mãi phụ huynh vẫn vô tư: “Vợ chồng bận đi hái điều, cạo mủ cao su nên phải cho nó nghỉ học ở nhà giữ em, xong mùa rồi đi học lại thôi mà. Bây giờ cô giáo muốn nó đi học thì vô nhà giữ con cho vợ chồng mình nhé”. Thấy không xong, chúng tôi cậy đến già Sết. Không biết ông nói cách gì mà bữa sau đã thấy học sinh ra lớp trở lại”.

Ngay cả những hủ tục đã ăn sâu đời sống của người S’Tiêng suốt nhiều thế hệ như hôn nhân cận huyết (con cô, con cậu lấy nhau); lễ “trả của” - đòi hỏi nhà trai phải đưa lễ vật là số lượng trâu, bò, lợn, gà kèm theo ché, tố, xà lung và nhiều món đồ khác, đúng như ngày trước cha vợ mang đi cưới mẹ vợ thì mới được phép rước dâu... nhờ già Sết khuyên giải, dân làng đã dần bãi bỏ hoặc giản lược hơn rất nhiều.

Vợ của già Sết là Điểu Thị Nát bảo: “Già rồi mà mấy ông chính quyền còn chưa chịu tha, bắt ổng làm miết, đi hoài”. Rồi bà cười: “Mà kệ, thấy ông giúp cho lũ làng được yên thì cũng vui cái bụng”. Nghe vợ nói, già Sết quay sang an ủi: “Đi chừng vài năm nữa hết sức thì ở nhà chơi với bà thôi”.

Ông Lê Đình Tám, chủ tịch UBND xã Thuận Lợi, cho biết: “Từ nhiều năm qua, bằng uy tín và nhiệt huyết của mình, già làng Điểu Sết đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn an ninh trật tự, ổn định và phát triển đời sống kinh tế - xã hội ở địa bàn dân cư”.

Còn ông Lê Trường Chung - bí thư chi bộ, nguyên trưởng ấp Thuận Tiến, người đã gắn bó với địa bàn ấp hàng chục năm qua - bày tỏ: “Trên địa bàn ấp có tới năm dân tộc anh em cùng chung sống, do đó không khỏi có những khoảng cách nhất định trong phong tục, tập quán và cả ngôn ngữ, nhưng nhờ có già làng Điểu Sết làm trung tâm đoàn kết đã dần xóa nhòa khoảng cách đó, để mọi người chung tay xây dựng cuộc sống ngày thêm giàu đẹp”.

TẤN ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar