03/04/2024 11:17 GMT+7

Quản nhà đất công phải về một mối

Nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là tài sản công có giá trị của TP.HCM. Cần có giải pháp quản lý mới để tránh rắc rối và lãng phí kéo dài.

Nhà đất số 14 Tự Quyết (quận Tân Phú) là nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Năm 1998, người thuê nhà đã phân nhà thành 3 căn (hiện có số 19, 21, 23 Tự Quyết) bán giấy tay cho 3 người khác sử dụng đến nay - Ảnh: ÁI NHÂN

Nhà đất số 14 Tự Quyết (quận Tân Phú) là nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Năm 1998, người thuê nhà đã phân nhà thành 3 căn (hiện có số 19, 21, 23 Tự Quyết) bán giấy tay cho 3 người khác sử dụng đến nay - Ảnh: ÁI NHÂN

Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến chuyên gia phản hồi về vấn đề này.

* Thạc sĩ Đoàn Kim Vân Quỳnh (Đại học Văn Lang):

Nhiều đầu mối, rối quản lý

Nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước cũng như các nhà đất công khác có nhiều nguồn gốc khác nhau, hiện giao cho nhiều đầu mối quản lý. Trải qua thời gian dài các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng nhà đất thuộc sở hữu nhà nước có nhiều thay đổi vẫn chưa phù hợp với thực tiễn.

Điển hình như chỉ riêng với nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thì đã rất phức tạp về nguồn gốc và pháp lý quản lý, đối tượng sử dụng, đan xen hình thức sở hữu và diện tích sử dụng

Tồn tại trên khiến cho việc quản lý, khai thác quỹ nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước cũng như nhà đất công gặp nhiều khó khăn. TP rất cần có phương án quản lý tập trung, hiệu quả nguồn công sản này.

Để quản lý thống nhất, tập trung nguồn nhà đất công, pháp luật về nhà ở cần có quy định bao quát, thống nhất các loại hình nhà đất công hiện nay để tạo cơ sở cho việc tổ chức đầu mối quản lý, vận hành, sử dụng, khai thác nguồn nhà đất bảo đảm tập trung, hiệu quả nhất.

Hiện tại nhà đất do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở TP đang quản lý, sử dụng được quản lý theo nghị định 167/2017, hiện được Ban chỉ đạo 167 thuộc Sở Tài chính chịu trách nhiệm tham mưu xử lý, chưa có đơn vị quản lý thống nhất. Còn nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước hiện được quản lý theo quy định Luật Nhà ở 2014 và các nghị định hướng dẫn thi hành như nghị định 99/2015, nghị định 30/2019 hoặc xa hơn là nghị định 61 năm 1994…

Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở 2023 đang được lấy ý kiến, hoàn thiện rất cần các quy định bao quát về quản lý nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước cũng như các nhà đất công khác.

* Ông Nguyễn Thanh Hải (giám đốc Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng):

Hoàn chỉnh quy định, quản lý thống nhất

Tháng 8-2022, UBND TP ra quyết định về việc chuyển giao quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP về cho trung tâm quản lý.

Đến nay quỹ nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước từ các quận, huyện, TP Thủ Đức đã chuyển giao về cho Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng quản lý là 8.125 căn. Còn lại khoảng 1.500 căn vẫn đang còn do Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP quản lý.

Quản lý tập trung nguồn nhà đất công nói chung cũng như nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước nói riêng là rất cần thiết để bảo đảm phát huy hiệu quả giá trị nguồn nhà đất này. Việc quản lý thống nhất cũng giúp tạo lập được dữ liệu quản lý nhà ở tập trung, khoa học, xử lý hồ sơ công việc ngày càng hiệu quả chuyên nghiệp.

Với vai trò, chức năng được giao quản lý quỹ nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước, Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng cũng có các kiến nghị để sửa đổi, bổ sung quy định quản lý đối với loại nhà này. Hiện nội dung dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở 2023 cũng quy định cụ thể đối với quản lý nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.

TP.HCM tăng cường quản lý bằng công nghệ

Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM, TP hiện có 9.921 căn nhà là nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước; 9.295 nhà đất do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở TP đang quản lý, sử dụng; 131 nhà đất thuộc trung ương quản lý đang thực hiện sắp xếp lại; 9.890 căn hộ và 2.230 nền đất phục vụ tái định cư; 721 căn hộ nhà ở xã hội; 69 căn hộ là nhà ở công vụ; 1.084 nhà đất chưa xác lập quyền sở hữu nhà nước; 2.380 nhà đất trống, đất dôi dư sau bồi thường, giải tỏa do Nhà nước trực tiếp quản lý.

Hiện UBND TP giao Sở Tài chính phối hợp với Trường đại học Kinh tế - Luật và các cơ quan liên quan xây dựng đề án quản lý, khai thác tài sản công và số hóa dữ liệu liên quan đến tài sản công để việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất công ngày càng khoa học, chặt chẽ, hiệu quả, không lãng phí.

Lập tổ công tác hỗ trợ làm nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ

TTO - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa quyết định lập tổ công tác hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar