30/11/2013 08:31 GMT+7

Quản lý nhà nước hay "luật sư" cho doanh nghiệp?

BẠCH HOÀN
BẠCH HOÀN

TT - Một lần nữa, sau khi dư luận phản ứng về việc Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex) đạt lợi nhuận trước thuế tới 1.579,14 tỉ đồng trong chín tháng đầu năm nay (tăng tới 57,44% so với cùng kỳ năm ngoái), điệp khúc “hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người dân” lại được cơ quan quản lý nhà nước nhắc đến như để làm dịu những bất bình của dư luận.

Trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, ông Nguyễn Anh Tuấn, cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), khẳng định thời gian qua đã điều hành giá xăng dầu đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời cân đối nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, những khúc mắc về việc có những thời điểm doanh nghiệp được lãi từ việc xả quỹ bình ổn giá, chậm trễ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước hoặc tăng giá khi giá thế giới có xu hướng giảm... chưa được cơ quan quản lý giá giải thích rõ ràng.

Doanh nghiệp kinh doanh đương nhiên phải tìm cách tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước với một mặt hàng có tác động cực lớn đến hoạt động của nền kinh tế và đời sống người dân thì phải đảm bảo sự hài hòa. Nhưng thực tế có hài hòa không trong khi doanh nghiệp lãi cả ngàn tỉ đồng thì người dân phải còng lưng gánh giá xăng tăng cao ngất ngưởng?

Và “bệnh” giải thích cho doanh nghiệp không chỉ có ở ngành xăng dầu. Dư luận đến nay vẫn giữ nguyên những bức xúc khi hồi giữa tháng 10 vừa qua, cơ quan quản lý nhà nước còn tổ chức cả họp báo để giải thích cho việc tăng cước 3G với mức sốc của các nhà mạng là do họ bị lỗ, để đảm bảo cạnh tranh... Ông Nguyễn Hoàng Hải, tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VN, cho rằng có cảm giác như quản lý nhà nước còn đóng cả vai “luật sư” cho doanh nghiệp.

Thực tế, trong mối quan hệ giữa nhà mạng độc quyền có lãi hàng ngàn tỉ, thậm chí hàng chục ngàn tỉ mỗi năm với người tiêu dùng không có sự lựa chọn, đáng lẽ người tiêu dùng mới cần được bảo vệ. Cơ quan quản lý ngành phải chất vấn doanh nghiệp, thanh tra, kiểm tra chứ không phải đi “nói đỡ” cho họ. Để đảm bảo cạnh tranh, doanh nghiệp đã có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh thì cơ quan nhà nước thay vì họp báo khẳng định doanh nghiệp làm đúng, đáng ra phải vào cuộc điều tra và buộc các nhà mạng chỉ được tăng ở mức quy định mà luật cho phép.

Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước ngành, đặc biệt những ngành còn chưa có sự cạnh tranh thị trường, phải là giám sát để tránh trường hợp doanh nghiệp dựa vào vị trí thống lĩnh để tối đa hóa lợi nhuận, bất chấp thiệt thòi của người tiêu dùng. Nếu cứ đi nói giùm cho doanh nghiệp, một mực bảo vệ quyền lợi cho họ thì ai sẽ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Và nếu cứ tiếp tục như thế, người tiêu dùng còn biết tin vào ai?

BẠCH HOÀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar