30/06/2021 10:18 GMT+7

Quan hệ Việt Nam - Lào: Lúc khó khăn càng quý trọng nhau hơn

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và những thách thức mới trong khu vực cũng như quốc tế, chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith là biểu hiện cụ thể nhất của tình hữu nghị vững bền giữa hai dân tộc.

Quan hệ Việt Nam - Lào: Lúc khó khăn càng quý trọng nhau hơn - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith ngày 29-6 - Ảnh: TTXVN

Chiều 29-6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi tiễn Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith tại Phủ Chủ tịch, kết thúc chuyến thăm hai ngày của phái đoàn cấp cao Lào tại Việt Nam.

Sẻ chia của tình bằng hữu

Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc chọn Việt Nam là nước đầu tiên đến thăm trên cương vị mới của nhà lãnh đạo Lào đã thể hiện sự coi trọng của Lào với "mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam".

Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của ông Sisoulith kể từ sau thành công tại Đại hội Đảng XI của Lào. Ngược lại, đây cũng là lần đầu tiên kể từ sau Đại hội XIII, Việt Nam chào đón một nhà lãnh đạo cấp cao đến thăm.

Trong bối cảnh dịch COVID-19, chuyến thăm của ông Sisoulith là biểu hiện rõ rệt nhất của mối quan hệ truyền thống chia ngọt sẻ bùi, "hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa", như trao đổi của hai nhà lãnh đạo ngày 29-6.

Tinh thần tương thân tương ái này đã được thể hiện qua sự quan tâm thăm hỏi, hỗ trợ nhau trong suốt thời gian qua. Cuối tháng 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư thăm hỏi Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh, gửi khoản hỗ trợ khẩn cấp 500.000 USD của Việt Nam giúp Lào ứng phó dịch bệnh. 

Việt Nam cũng đã gửi chuyên gia y tế và trang thiết bị hỗ trợ Lào. Dù đất nước còn nhiều khó khăn, chính phủ và nhân dân Lào cũng đã gửi 300.000 USD hỗ trợ Việt Nam chống dịch.

Trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới đầy biến động, Việt Nam và Lào đã thúc đẩy các dự án hợp tác đầu tư, chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Hai bên nhất trí tìm nguồn vốn đầu tư và nỗ lực triển khai sớm các dự án như đường cao tốc Hà Nội - Vientiane và tuyến đường sắt Vientiane - Vũng Áng.

Cùng hướng đến tương lai

Hiện nay, cả Việt Nam và Lào đều tích cực hội nhập quốc tế, nắm bắt thời cơ và xử lý nhiều thách thức tương đồng. Lào mới được bầu vào vị trí phó chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 76. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xem đây là sự kiện cho thấy uy tín và vị thế của Lào tiếp tục được nâng cao hơn trên trường quốc tế.

Ngày 28-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã trao đổi về hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ đa phương, nhất là Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các cơ chế hợp tác tiểu vùng.

Hai bên chia sẻ đánh giá về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông, và sử dụng bền vững, hiệu quả nguồn nước sông Mekong.

"Chúng tôi tin tưởng mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam sẽ được bảo vệ và giữ gìn. 

Thế hệ lãnh đạo chúng ta cần có trách nhiệm giáo dục, tuyên truyền cho các thế hệ mai sau của hai nước nhận thức sâu sắc để bảo vệ, giữ gìn và phát huy mối quan hệ này" - Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Sisoulith nói hôm 28-6.

40% Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Lào 5 tháng đầu năm 2021 đạt 570,7 triệu USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam hiện có 208 dự án đầu tư tại Lào còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 5,16 tỉ USD.

Việt Nam, Lào bàn về Biển Đông và nguồn nước Mekong

TTO - Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith ngày 28-6 chia sẻ một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông và việc sử dụng nguồn nước sông Mekong.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar