02/12/2020 08:11 GMT+7

Quan hệ Úc - Trung tệ nhất 50 năm qua

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng lên Twitter bức hình có cờ Úc và Afghanistan, có cảnh 1 binh sĩ hành quyết trẻ em kèm theo dòng chú thích 'Sốc với cảnh Úc giết chóc thường dân và tù nhân Afghanistan'.

Quan hệ Úc - Trung tệ nhất 50 năm qua - Ảnh 1.

Tài khoản của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên gây phản ứng mạnh từ Thủ tướng Úc Scott Morrison - Ảnh chụp màn hình

Bài đăng của ông Kiên vào tuần trước như một can dầu đổ vào mối quan hệ song phương đang cháy âm ỉ giữa Úc và Trung Quốc. Nói như tờ Australian, quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đã bị nhấn chìm xuống đáy của gần 50 năm qua.

New Zealand cũng bức xúc

Hôm 30-11, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã lập tức yêu cầu lời xin lỗi, đồng thời chỉ trích ngành ngoại giao Trung Quốc, cho rằng bức ảnh "sai trái" này là "sự sỉ nhục tồi tệ đối với lực lượng quốc phòng Úc - những người đàn ông, những người phụ nữ đã phục vụ trong màu áo này hơn 100 năm qua".

Ngày 1-12, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cũng lên án bức hình trên, cho biết New Zealand đã lên tiếng trực tiếp để bày tỏ quan ngại với chính quyền Trung Quốc. 

"Đây là một bức hình không đúng sự thật. Nó không hề chính xác. Và vì vậy, xét nguyên tắc của chúng tôi về chuyện những tấm hình như thế này được sử dụng, chúng tôi sẽ nêu bật những lo ngại của mình và sẽ hành động trực tiếp" - Hãng tin AP dẫn lời bà Ardern.

Hãng tin AP (Mỹ) cũng nhận xét rằng những chỉ trích của bà Ardern vẫn mềm mỏng hơn nhiều so với những gì Úc dành cho Trung Quốc. 

Thực tế cũng như Úc, New Zealand hiện nay xem Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng, vì vậy chính quyền bà Ardern đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa một bên là sự gắn kết mật thiết về mọi thứ, một bên là đối tác khó có thể tách rời.

Câu chuyện được dự báo còn căng thẳng hơn khi Trung Quốc không lùi bước, trong khi dư luận Úc càng thêm phẫn uất.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đêm 30-11 bảo vệ đồng nghiệp Triệu Lập Kiên, viết trên Twitter rằng: "Phía Úc đang phản ứng quá mạnh đối với Twitter của đồng nghiệp tôi. 

Điều này liệu có nghĩa rằng họ nghĩ màn giết chóc máu lạnh đối với người dân vô tội ở Afghanistan là đúng đắn, trong khi những người khác lên án những tội ác đó thì không chính đáng chăng? Mạng sống của người Afghanistan quan trọng chứ".

Thực tế cách Trung Quốc phản ứng ngược không làm nhiều người ngạc nhiên. Trong thời gian qua, Bắc Kinh được biết đã triển khai chiến lược ngoại giao cứng rắn với bên ngoài. Với cách xử lý này, các nhà ngoại giao Trung Quốc không ngần ngại lên tiếng trên diễn đàn và mạng xã hội để thể hiện quan điểm, bảo vệ hình ảnh và lợi ích quốc gia.

Nhận xét về hành động của ông Triệu Lập Kiên, cựu phó thủ tướng Úc Barnaby Joyce chế giễu: "Đây không phải công việc của một nhà ngoại giao khôn ngoan, đây là cách hành xử của một học sinh trung học ngốc nghếch...".

Ngày càng trầm trọng

Suốt nhiều năm nay, mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đã căng thẳng, xuất phát từ các quan điểm chống lại sự ảnh hưởng của người Trung Quốc lên chính quyền Úc. 

Năm nay mọi thứ càng trầm trọng hơn, sau khi Thủ tướng Morrison hồi tháng 4 kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế nhằm vào nguồn gốc virus corona chủng mới (gây bệnh COVID-19).

Phía Trung Quốc coi hành động của ông Morrison là "thao túng chính trị". Và từ tháng 5 năm nay, các mặt hàng xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc được cho đã bị Bắc Kinh làm khó bằng nhiều cách, từ thuế quan, điều tra chống phá giá, cũng như thủ tục hải quan nhiêu khê.

Hồi tháng 9, hai phóng viên cuối cùng làm cho các tờ báo Úc ở Trung Quốc đều phải chuyển đi sau khi bị chính quyền "hỏi thăm" về vấn đề liên quan tới trường hợp của phóng viên Cheng Lei - một nhà báo Úc làm việc cho truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Bên cạnh đó, thời gian qua cũng là lúc Úc khiến Trung Quốc không hài lòng trong việc đưa ra quyết định ở các vấn đề quốc tế. 

Úc là nước đầu tiên cấm Công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc tham gia vào dự án mạng 5G ở nước này. Cả Huawei lẫn 5G đều là những điểm nóng trong cạnh tranh Mỹ - Trung, và tờ China Daily hồi tháng 2 từng có ý "nhắc nhở" Úc hãy noi gương Anh về việc cho phép Huawei tham gia 5G cũng như hãy "công tâm" trong câu chuyện này.

Ở Biển Đông, một điểm nóng khác, Úc cũng gửi một công hàm lên Liên Hiệp Quốc hồi tháng 7 để bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc.

Bức ảnh tranh cãi

Dòng trạng thái gây tranh cãi của ông Triệu Lập Kiên được đưa ra sau khi một báo cáo chính thức ngày 19-11 cáo buộc lực lượng binh sĩ Úc đã giết chết 39 người dân và tù nhân Afghanistan. Lực lượng quốc phòng Úc (ADF) đã cách chức 13 binh sĩ sau báo cáo trên, đồng thời khuyến nghị cảnh sát liên bang điều tra 36 trường hợp bị cáo buộc tội ác chiến tranh.

Như vậy, đây chưa hẳn là một câu chuyện cáo buộc vô căn cứ của Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Úc cũng có lập luận cho rằng Bắc Kinh đang cố tình phá hoại sự hiện diện của quân đội Úc ở Trung Đông.

Lãnh đạo phe đối lập Úc Anthony Albanese trong khi đó cũng lên án dòng tweet của ông Triệu, khẳng định đây là sự xúc phạm sâu sắc, khẳng định phản ứng của Úc là "trên cả chính trị", và rằng "đây không phải ngày Úc tự cảm thấy sai lầm về cách chúng tôi ứng xử", vì "kể cả đối với những thông tin khó đối phó nhất thì chúng tôi vẫn hành động theo cách đúng đắn".

Thủ tướng Morrison phản ứng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng hình 'bôi nhọ' lính Úc

TTO - Thủ tướng Úc Scott Morrison nói Trung Quốc nên “thực sự xấu hổ” vì đã đăng tải hình ảnh tuyên truyền sai trái, bạo lực về quân nhân Úc trên mạng xã hội, yêu cầu gỡ bỏ nội dung này.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế, Trung Quốc kêu gọi Mỹ không chính trị hóa hợp tác giáo dục

Trung Quốc cho rằng việc Mỹ cấm Đại học Harvard tuyển sinh quốc tế sẽ làm tổn hại đến hình ảnh và uy tín quốc tế của chính nước này.

Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế, Trung Quốc kêu gọi Mỹ không chính trị hóa hợp tác giáo dục

Ông Trump: Nga và Ukraine sẽ sớm trao đổi tù binh quy mô lớn

Ông Trump chúc mừng và thông báo Nga và Ukraine đã hoàn tất thỏa thuận trao đổi tù binh, khẳng định việc này sẽ sớm được thực hiện.

Ông Trump: Nga và Ukraine sẽ sớm trao đổi tù binh quy mô lớn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar