23/05/2005 16:21 GMT+7

Quá tải các nhà giữ trẻ tư nhân

Theo VnExpress
Theo VnExpress

Áp lực tìm nơi gửi con của những ông bố bà mẹ thêm căng thẳng khi các trường mầm non sắp nghỉ hè và khống chế số lớp học hè. Các phụ huynh chậm chân đăng ký cho con đành phải ngậm ngùi tìm nơi gửi khác. Địa chỉ được hỏi thăm nhiều nhất là các điểm giữ trẻ tư nhân hay gọi là nhóm giữ trẻ gia đình.

Phóng to
Tìm nơi tốt gửi con - mối quan tâm của nhiều phụ huynh
Áp lực tìm nơi gửi con của những ông bố bà mẹ thêm căng thẳng khi các trường mầm non sắp nghỉ hè và khống chế số lớp học hè. Các phụ huynh chậm chân đăng ký cho con đành phải ngậm ngùi tìm nơi gửi khác. Địa chỉ được hỏi thăm nhiều nhất là các điểm giữ trẻ tư nhân hay gọi là nhóm giữ trẻ gia đình.

"Lu bu công chuyện nên đến khi trường dán danh sách học sinh lớp hè thì tôi mới nhớ ra là chưa đăng ký cho con. Vợ chồng đều bận đi làm nên không thể nghỉ việc để trông con suốt 3 tháng hè được. Thôi, hỏi thăm nơi gửi trẻ tư cho tiện việc chăm sóc", bà Quỳnh Hoa ở quận 11, TP.HCM, mẹ của bé Trâm Anh, học sinh lớp Nai Bi, khối nhà trẻ của trường mầm non quận lấy làm tiếc vì sự chậm trễ của mình.

Không chỉ những ngày hè, thực tế nhu cầu gửi trẻ ở TP.HCM là rất cao, trong khi sức tiếp nhận của những trường mầm non hiện nay đều có giới hạn. Thành phố hiện có 497 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó 337 trường công lập, 47 trường bán công, 113 trường dân lập, tư thục. Số trường này chỉ đáp ứng được 75% trẻ lứa tuổi mẫu giáo và 20% độ tuổi nhà trẻ.

Bên cạnh đó, tất cả các trường mầm non công lập cũng như bán công đều không nhận nuôi dạy trẻ dưới 18 tháng tuổi. Sở GD-ĐT cũng quy định các trường mầm non không nhận mới trẻ dưới 2 tuổi vào các lớp học hè để tránh những sự cố có thể xảy ra cho trẻ trong thời gian này. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh đã phải chạy đôn chạy đáo tìm nơi gửi con với một tâm lý "có nơi nhận là tốt, còn chất lượng nuôi dạy sẽ... tính sau".

Đáp ứng nhu cầu đó, hàng loạt nhà trẻ tư thục, nhóm trẻ gia đình xuất hiện với nhiều chất lượng, giá cả khác nhau. Theo khảo sát của chúng tôi, chi phí nuôi dạy trẻ của những cơ sở, nhóm trẻ gia đình tại quận 1, 3 thường cao hơn những quận khác.

Ghé Trường mầm non tư thục Baby trên đường Lý Tự Trọng, quận 1, vợ chồng anh Trần Quang đang tìm nơi gửi đứa con trai 1 tuổi, rất ưng ý bởi cơ sở vật chất của trường thoáng mát, sạch sẽ, bếp ăn đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chi phí 1 tháng học ở đây đến 1 triệu đồng/tháng chưa tính sữa. Nếu uống sữa của trường thì chi phí lên 1,2 triệu đồng/tháng. Một mức chi tiêu quá cao so với đồng lương bảo vệ của anh cộng thu nhập buôn bán của chị.

Nhưng ngược lại quận càng xa, vùng ven thì chi phí càng thấp. Ở các quận, huyện như Bình Chánh, Gò Vấp, Cần Giờ, Hóc Môn..., chi phí gửi trẻ chỉ còn 200.000 đồng/tháng.

Tuy có ưu điểm hơn các trường mầm non là nhận giữ trẻ vào thứ bảy, có thể cả chủ nhật nữa nếu bố mẹ có yêu cầu. Giờ giấc đón, đưa rất linh hoạt... Nhưng: "Nhiều nhóm trẻ gia đình nhận đông cháu quá, có khi đến 40-50 cháu trong điều kiện chăm sóc chung, không phân lớp như các trường mầm non, phòng ốc lại chật hẹp", bà Đỗ Thanh Nga, công chức của một viện nghiên cứu, đã phải bỏ rất nhiều công sức để tìm một nơi có thể tin cậy gửi con gái mới 8 tháng tuổi, nói.

Bà Ba Thi, ngụ đường Võ Văn Tần, quận 3, nhận giữ trẻ gia đình từ hơn 20 năm nay cho biết: "Nhiều nơi ham nhận nhiều trẻ để tăng thu nhập nhưng không chịu đầu tư thuê thêm người quản lý. Trẻ con hay ham chơi, chạy nhảy, đánh nhau nên nếu các cháu đông quá mà ít cô chăm sóc thì sẽ khó bao quát hết được". Theo bà Thi, một cơ sở nuôi trẻ gia đình chỉ nên nhận khoảng 10 cháu trở lại.

Ở quận Gò Vấp, hiện có hơn 50 nhà trẻ, mẫu giáo tư nhân không phép, trong đó có 9 cơ sở có số lượng trẻ trên 100 cháu và có nơi lên đến 300 trẻ. Hầu hết sân chơi ở các nơi này rất hẹp, phòng sinh hoạt không đúng quy cách, không hề có rào chắn giữa phòng sinh hoạt và vệ sinh, nền gạch trơn trợt. Thậm chí, có nơi lấy bô làm ghế ngồi đút cho trẻ ăn…

Theo số liệu thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, 98% nhóm trẻ gia đình hoạt động không phép. Toàn thành phố có đến 430 cơ sở nuôi dạy trẻ theo nhóm gia đình thì đến 400 điểm đã không đạt tiêu chuẩn chất lượng nuôi dạy và chăm sóc. Nhiều trường hợp trẻ tử vong một cách đáng tiếc đã xảy ra ở những nhóm trẻ gia đình này, mà nguyên nhân chủ yếu là do người chăm sóc trẻ ở đây không được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nuôi dạy trẻ.

Cũng theo Sở GD-ĐT, trong 5 năm học qua, đã có 6 trường hợp trẻ tử vong từ các nhóm giữ trẻ gia đình như thế này. Mới đây nhất là trường hợp một cháu bé qua đời vì bị sặc cháo tại một cơ sở giữ trẻ gia đình ở quận 5 khiến nhiều phụ huynh càng thêm lo lắng cho sự an toàn của con em mình. Họ lại càng lo lắng hơn khi các trường mầm non công lập và bán công gần như đã khóa sổ học hè.

------------

Tin, bài liên quan:

* “Đau đầu” vì những cơ sở giữ trẻ không phép* Một cơ sở giữ trẻ tư nhân thiếu trách nhiệm khiến trẻ tử vong?* TP.HCM: Sẽ đóng cửa các cơ sở mầm non không đạt chuẩn * TP.HCM: làm gì với trường lớp mầm non không phép?

Theo VnExpress

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

'Khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, chúng ta có quyền công bố rộng rãi, chắc chắn chúng ta là nước duy nhất trong ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông'.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Nhiều cơ hội đang mở rộng cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tại Nam Úc. Ngược lại, một số tổ chức giáo dục Nam Úc cũng rất quan tâm đến thị trường TP.HCM.

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Đại biểu Quốc hội: Cha mẹ khá giả tự nguyện từ chối hỗ trợ, miễn học phí, được không?

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế cho phép phụ huynh tự nguyện không nhận chính sách hỗ trợ, miễn học phí.

Đại biểu Quốc hội: Cha mẹ khá giả tự nguyện từ chối hỗ trợ, miễn học phí, được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar