17/05/2009 06:11 GMT+7

Qua Pamir Highway xem đỉnh núi Lenin

NGUYỄN MINH (Theo báo Đức)
NGUYỄN MINH (Theo báo Đức)

TTO - Ngày xưa chỉ có dân buôn và lính biên phòng Liên Xô mới lên vùng cao Trung Á này, ngày nay con đường cao tốc Pamir Highway đã trở thành nơi khám phá của dân du lịch mạo hiểm. Trên con đường này, bạn có thể uống sữa bò Yak và thưởng ngoạn những hồ muối trong sự biệt lập tuyệt đối, với điều kiện ôtô của bạn... không chết máy.

Không khí ở đây đậm vị bụi bặm nhưng không gian rộng mở tít tắp. Từ hai cái loa của chiếc xe Lada cũ kỹ phát ra tiếng nhạc đồng quê của Tajikistan. Với 7 người đồng hành chiếc xe nhỏ bò đi với vận tốc 30km/giờ trên đường cao tốc Pamir Highway ở Trung Á.

Phía trên cao những ngọn núi với sông băng khổng lồ thật hùng vĩ. Đó đây là những nhà lều Yurt được dựng trên những vách đá, hàng đàn bò Yak qua lại giữa đường. Con đường này với những người yêu núi vẫn còn là một bí mật bởi trong khi dãy núi "hàng xóm" Himalaya quá tải với khách du lịch thì con đường cao tốc Pamir Highway này vẫn còn rất ít du khách biết đến.

Phóng to
Hồ Krakul

Dãy núi Pamir cao thứ hai thế giới - chỉ thấp hơn dãy Himalaya. Trung bình những ngọn núi ở đây cao khoảng 4.000m. Phần trung tâm của dãy núi này nằm ở Tajikistan, một nước nhỏ của Liên Xô ngày trước. Dãy núi Pamir trải dài đến tận Trung Quốc, Afganistan và Kyrgyzstan, nhiều ngọn núi của nó cao trên 7.000m.

Con đường Pamir Highway chạy qua trung tâm của dãy núi này nối giữa Tajikistan và Kyrgyzstan nằm ở trên độ cao đến chóng mặt. Con đường này một phần được trải nhựa, những phần khác chỉ dải đá - và nó là con đường duy nhất để đến với "mái nhà của thế giới" được xây dựng vào thập niên 1930 và 1940 dưới bàn tay của quân đội Liên Xô.

Phóng to
Pamir Highway trên núi non hùng vĩ
Phóng to
Xe jeep trên đường cao tốc Pamir Highway
Phóng to
Đường "cao tốc" chất lượng kém

Những lái buôn và những nhà truyền đạo đã đi qua vùng núi này bởi nó cũng là một phần của con đường tơ lụa từ hàng trăm năm nay với những phương tiện thô sơ, lừa và ngựa. Marco Polo đã vượt qua dãy Pamir vào thế kỷ thứ 13 và cũng đã viết về sự đi lại quá khó khăn, sự cô lập của vùng đất này trong những quyển nhật ký của ông cho đến khi lính Liên Xô tới đây đóng quân để bảo vệ biên cương.

Đến nay dấu vết những chòi canh và những trại lính ven những con đường caravan vẫn đứng đó.

Phóng to
Một phần con đường tơ lụa với phương tiện giao thông đơn giản
Phóng to
Lừa là phương tiện chuyên chở chính của người dân dọc Pamir Highway

Trên xe jeep đến với những đàn cừu

Ngày nay việc đi lại ở Pamir đã dễ dàng hơn nhiều, xe tải cũng như xe công cộng cũng thường xuyên đi qua vùng đất này, tuy nhiên trên cao nguyên này vẫn có rất ít người sống. Ở phần Pamir của Tajikistan chỉ có 220.000 người.

Phóng to
Người dân vùng Pamir
Phóng to
Người dân đang vào vụ thu hoạch

Một chuyến đi vòng quanh từ Osh của Kyrgistan đến Dushanbe của Tajikistan là một giải pháp khác.

Con đường dài 1.500km bắt đầu và kết thúc tại Osh, nhưng cũng có thể đi từ Dushanbe. Nó dẫn qua vùng phía đông cô quạnh của Pamir và chạy qua thung lũng Wachan lịch sử cạnh biên giới với Afghanistan. Tùy vào loại phương tiện giao thông mà du khách phải tính toán về mặt thời gian - nhưng ít nhất cần 1 tuần cho đoạn đường này.

Từ Osh trên chiếc xe jeep, chúng tôi đi qua những thảm cỏ xanh mướt trên cao nguyên nối những chiếc lều Yurt của dân du mục dựng lên và những đàn cừu đang gặm cỏ mệt mài. Trước khi qua cửa khẩu, du khách có thể chiêm ngưỡng đỉnh núi mang tên Lenin trên độ cao 7.134m, nơi có những dòng sông băng hùng vĩ ngự trị.

Chiếc xe tiếp tục leo lên cao hơn và cao hơn nữa dọc con đường đèo. Không khí mỗi lúc một khô hơn, chúng tôi cảm thấy khó thở. Cứ sau 2km chiếc ôtô lại cần thêm nước làm mát động cơ. Những vách núi dựng đứng, những đỉnh núi phủ đầy băng và tuyết và thay vào những bãi cỏ xanh mướt bây giờ là những phần đất cằn cỗi. Dọc hai bên đường là hàng rào gỗ dài hàng kilômet dùng làm biên giới với Trung Quốc - phía tây của Trung Quốc không có bóng dáng một ai sống cả.

Phóng to
Xe jeep trên đường cao tốc
Phóng to
Nhà lều Yurt của dân du mục
Phóng to
Nhà lều Yurt được chuyên chở trên lưng ngựa

Một trong những đích đến trên tuyến đường này là hồ Karakul, hồ muối nằm cao nhất của Trung Á. Những người bản địa với tính tò mò sẵn có của con người thi thoảng chặn xe du lịch và mời du khách những cốc sữa bò Yak mới được vắt còn nóng hổi ăn với bánh mì. Người dân trên "nóc nhà của thế giới" khá mến khách.

Phóng to
Vắt sữa mời khách

Tính thêm tiền cho nước nóng

Chúng tôi qua đêm tại Murghab, một thuở là nơi đống quân của quân đội Liên Xô, ở trên độ cao 3.600m. Phần đông dân ở đây vẫn còn phụ thuộc vào sự viện trợ của các nước phát triển và các tổ chức quốc tế. Ở trên vùng đất cằn cỗi đá sỏi này rất hiếm đất dành cho nông nghiệp.

Từ một vài năm nay một tổ chức địa phương đã cho khách du lịch thuê chỗ ngủ trong những lều Yurt hoặc trong những ngôi nhà truyền thống của vùng Pamir, tạo cho người dân ở đây công ăn việc làm và một ít thu nhập thêm. Chỗ ăn và ngủ tại đây đều được làm dưới đất - nhà vệ sinh thì ở bên ngoài. Thêm một ít tiền nữa thì sẽ có thêm một xô nước nóng để tắm.

Phóng to
Lều Yurt cho khách du lịch thuê
Phóng to
Lạc đà đang nghỉ ngơi, nhai cỏ trong một không gian như bất tận

Từ Murghab, con đường Pamir Highway dẫn đi Khorugh, thủ phủ của tỉnh Gorno-Badakhshan. Phần lớn của con đường chúng tôi đi nằm trong địa phận của tỉnh này. Phụ nữ Tajikistan với những bộ quần áo nhiều màu sặc sỡ tô điểm thêm cho những phố nhỏ của thị trấn nhỏ này. Khorugh là ốc đảo nhỏ với nhiều cây dâu tằm và những cánh rừng dương.

Tại đây chúng tôi rời con đường Pamir Highway và đi dọc biên giới với Afghanistan để đến thung lũng Wachan. Trong nhiều thế kỷ, thung lũng này là điểm tụ họp của nhiều nền văn hóa và dân tộc khác nhau. Những bức tranh khắc trên đá và những trong những hang động ở đây từ thời kỳ đồ đá là những di sản quý giá của thế giới.

Ngày nay ở trong thung lũng này vẫn còn nhiều pháo đài, những ngôi nhà bên đường caravan và nhiều nơi hành hương của người ngoan đạo. Vượt qua con đèo cao trên 4.000 m bạn sẽ trở lại với con đường Pamir Highway và tiếp tục đi đến Kyrgyzstan hoặc quay trở lại Dushanbe.

Phóng to
Tượng đài Ismail Samani, người cha già của dân tộc Tajikistan, ở thành phố Dushanbe
NGUYỄN MINH (Theo báo Đức)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sợi chỉ rút kinh nghiệm

TTO - Rút thoải mái

Sợi chỉ rút kinh nghiệm

Đường đi của đồng tiền

TTO - Đường đi xủa đồng tiền zig zag và ngoạn mục hơn bất kỳ đường đi bóng nào của anh tiền đạo thứ thiệt trong bóng đá.

Đường đi của đồng tiền

​Thích 'trăm' hơn 'triệu'...

TTO - 'Triệu đóa hoa hồng' với (phần) 'Trăm đóa hoa hồng' cái nào hot hơn?

​Thích 'trăm' hơn 'triệu'...

Bởi lưng không lận món hời ưu tiên

TTO - Lần đầu tiên trong lịch sử thi cử xảy ra nghịch lý: Đạt điểm tuyệt đối (30 điểm) vẫn trượt ĐH

Bởi lưng không lận món hời ưu tiên

Thương vụ khờ dại của nhà nước

TTO - Trong khi thiên hạ tỉnh đòn / Buồn cho nhà nước vẫn còn ngây thơ.

Thương vụ khờ dại của nhà nước

Bất ngờ lộ ra

TTO - Nếu không có chuyện tình cờ/Tổ chuồn chuồn chẳng bất ngờ lộ ra.

Bất ngờ lộ ra
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar