17/01/2020 20:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quá nhiều ảnh giả kích động căng thẳng Mỹ - Iran

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Trong tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Iran, nhiều tài khoản mạng xã hội đã "tát nước theo mưa" đăng nhiều ảnh chụp hoặc video liên quan đến Iran. Thật ra toàn là hình ảnh cũ sử dụng lại với chú thích tào lao có cập nhật.

Tình hình leo thang bạo lực giữa Iran và Mỹ kéo dài từ nhiều tháng nay nhưng không thể nói hai nước đang có chiến tranh. Mỹ thông báo sẽ triển khai thêm từ 3.000 - 3.500 quân tới Trung Đông nhưng hoàn toàn không có quyết định nào về điều binh đến Iran.

Quá nhiều ảnh giả kích động căng thẳng Mỹ - Iran - Ảnh 1.

Ảnh các binh sĩ Mỹ gặp thân nhân chứ không phải bịn rịn khi lên đường đánh Iran - Ảnh: LE MONDE

Đúng là lính Mỹ nhưng…

Ấy vậy mà sau vụ máy bay không người Mỹ ám sát tướng Iran Qasem Soleimani ở Iraq rạng sáng 3-1-2020, một số trang Facebook như trang Big Mouth Magazine đã đăng một số bức ảnh với nội dung lính Mỹ chuẩn bị lên đường đánh nhau với Iran.

Báo Le Monde (Pháp) ghi nhận có 6 bức ảnh thu hút hàng ngàn lượt người dùng trên mạng xã hội.

Không thể xác định nguồn gốc cụ thể cùa các bức ảnh nhưng ảnh đều được chụp cách đây nhiều năm chứ không phải ảnh chụp mới đây.

Nội dung thật của các bức ảnh thể hiện hình ảnh các binh sĩ Mỹ gặp gỡ gia đình, binh sĩ Mỹ chuẩn bị sang đồn trú ở châu Á hoặc lính Mỹ trở về nước sau chiến dịch ở Afghanistan.

Tên lửa bắn IS

Đêm ngày 7 rạng 8-1-2020, Iran đã bắn nhiều tên lửa vào hai căn cứ có lính Mỹ ở Iraq để trả thù cho tướng Soleimani bị giết.

Sau đó trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh bắn tên lửa kèm theo hashtag #IranvsUSA. Một bức ảnh ấn tượng cho thấy tên lửa đang được phóng đi giữa vòng lửa khói. Người dùng tự xưng là nhà báo ghi chú đây là tên lửa được Iran bắn đêm 7-1.

Thật ra đó là hình ảnh và video giả mạo. Kênh truyền hình France 24 (Pháp) xác định ảnh này được chụp năm 2017 lúc lực lượng Vệ binh cộng hòa Iran bắn tên lửa vào căn cứ của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria sau khi IS đe dọa Iran. Ảnh do Hãng tin AFP xuất bản.

Quá nhiều ảnh giả kích động căng thẳng Mỹ - Iran - Ảnh 2.

Ảnh quân đội Iran bắn tên lửa vào các căn cứ IS ở Syria - Ảnh: AFP

Vụ tấn công nhà máy lọc dầu ở Saudi Arabia

Trường hợp tương tự là một video có gần 30.000 lượt xem với ghi chú đây là video được ghi hình ngay sau khi tên lửa rơi xuống hai căn cứ ở Iraq. Góc quay giống như từ mái nhà hay cửa sổ căn nhà nào đó. Trong video có tiếng nổ, các cột khói bốc lên từ nhiều đám cháy ở xa.

Thật ra video này được quay vào tháng 9-2019 sau vụ máy bay không người lái tấn công nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Aramco ở Saudi Arabia. Phiến quân Houthi ở Yemen tuyên bố nhận trách nhiệm nhưng Mỹ tố Iran đứng sau vụ này.

Nga thử nghiệm tên lửa

Một video khác được xem gần 250.000 lượt trên Twitter với hình ảnh rất ấn tượng. Hai dàn pháo nã liên hồi trong đêm. Một số người dùng Internet khẳng định đây là tên lửa được Iran bắn sang hai căn cứ ở Iraq hôm 7-1.

Thật ra xem kỹ video mới thấy đây không phải là tên lửa mà quả đạn có kích thước nhỏ hơn tên lửa nhiều. Ngoài ra, số lần khai hỏa rất nhiều trong khi trong vụ Iran pháo kích sang Iraq, Iran cho biết chỉ bắn 22 quả tên lửa.

Kênh truyền hình France 24 phát hiện video trên là một đoạn trong băng video phát vào tháng 12-2018 bao gồm nhiều hình ảnh tổng hợp về các vụ thử nghiệm tên lửa của quân đội Nga.

Quá nhiều ảnh giả kích động căng thẳng Mỹ - Iran - Ảnh 3.

Đại giáo chủ Ali Khamenei thăm triển lãm năm 2014 - Ảnh: PRESSTV

Chỉnh sửa ảnh đại giáo chủ Khamenei

Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran, trên mạng xã hội xuất hiện một bức ảnh với chú thích: "Đại giáo chủ Ali Khamenei giám sát các vụ tên lửa không kích của Iran".

Trên thực tế đây là ảnh chỉnh sửa. Ảnh thật đã đăng trên Twitter nhân sự kiện đại giáo chủ Ali Khamenei tới thăm cuộc triển lãm của lực lượng Hàng không vũ trụ (Vệ binh cách mạng Iran) năm 2014.

Trong ảnh chỉnh sửa, màu sắc bị thay đổi, vị trí của đại giáo chủ Ali Khamenei và tướng tư lệnh lực lượng hàng không vũ trụ Amir Ali Hajizadeh đã bị sửa đổi.

Quá nhiều ảnh giả kích động căng thẳng Mỹ - Iran - Ảnh 4.

Ảnh đã qua chỉnh sửa với ghi chú “đại giáo chủ Ali Khamenei giám sát các vụ tên lửa không kích của Iran” - Ảnh: FRANCE 24

Video quay trong thành phố

Cuối cùng là một video được xem hơn 90.000 lần trên Twitter. Video được quay từ bancông cho thấy tên lửa nổ gần người quay phim, xa xa có một số tên lửa khác đang được phóng đi.

Thật ra một cá nhân tự xưng là "nhà phân tích quân sự chuyên về Syria" giải thích video được quay tại Deraa (Syria) ngày 24-6-2018 trong một vụ ném bom.

Không rõ ai quay video nhưng chắc chắn video chẳng liên quan gì đến vụ Iran bắn tên lửa vừa qua.

11 lính Mỹ bị ‘chấn động não’ phải nhập viện sau loạt tên lửa của Iran

TTO - Quân đội Mỹ ngày 16-1 xác nhận 11 binh sĩ của nước này tại căn cứ không quân Al Asad ở Iraq đã phải sang Kuwait và Đức điều trị sau khi căn cứ này bị tên lửa Iran tấn công hôm 8-1.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Độc lạ hệ thống che mát công nghệ cao quanh nhà thờ Hồi giáo ở Saudi Arabia

Hệ thống ô (dù) che nắng hiện đại ở nhà thờ Hồi giáo Saudi Arabia gây ấn tượng lớn đến mức chúng bị nghi ngờ là không có thật.

Độc lạ hệ thống che mát công nghệ cao quanh nhà thờ Hồi giáo ở Saudi Arabia

Campuchia bác cáo buộc tấn công mạng Thái Lan

Campuchia khẳng định thông tin lan truyền cho rằng nước này sử dụng tin tặc Triều Tiên để tấn công các cơ quan của Thái Lan là sai trái.

Campuchia bác cáo buộc tấn công mạng Thái Lan

Vừa trở lại đóng phim Phương Oanh đã phải ‘cảnh báo tin giả, tin bẩn’

Sau một thời gian tạm ngưng đóng phim để lo việc gia đình, Phương Oanh trở lại đóng phim. Ngay sau đó chị đã lên tiếng cảnh báo 'tin giả, tin bẩn' .

Vừa trở lại đóng phim Phương Oanh đã phải ‘cảnh báo tin giả, tin bẩn’

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cảnh báo lừa đảo liên quan hợp nhất địa giới hành chính

EVN cảnh báo chiêu lừa mới: giả danh nhân viên điện lực, lợi dụng điều chỉnh địa giới để chiếm đoạt thông tin cá nhân.

Cảnh báo lừa đảo liên quan hợp nhất địa giới hành chính

Ông Elon Musk và ứng viên thị trưởng New York Zohran Mamdani có thể bị tước quốc tịch không?

Đây là câu hỏi gây chấn động đang được đặt ra giữa làn sóng tranh cãi về quyền công dân theo những chính sách mới.

Ông Elon Musk và ứng viên thị trưởng New York Zohran Mamdani có thể bị tước quốc tịch không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar