07/09/2018 10:29 GMT+7

Qua Lào... cứu hộ - Kỳ cuối: Tình nghĩa Việt - Lào

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Thấy vị phó tư lệnh Quân khu 5 của Việt Nam đi ủng tới, thiếu tướng Pha Lom - phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào - đứng giữa bùn lầy xúc động nói: "Khi dân Lào gặp khó khăn nhất, người Việt Nam có mặt sớm nhất".

Qua Lào... cứu hộ - Kỳ cuối: Tình nghĩa Việt - Lào - Ảnh 1.

Bộ đội Việt Nam dầm mưa tìm kiếm nạn nhân mất tích - Ảnh: B.D.

Các anh có mặt rất sớm và đã rất cố gắng ở đây với chúng tôi tới cuối cùng. Điều đó làm chúng tôi rất xúc động.

Thiếu tướng Pha Lom

"Có mặt sớm nhất"

Giám đốc Công ty 206 Nam Lào - thượng tá Phạm Anh Tuấn mở điện thoại đưa chúng tôi xem hình ảnh những người lính Việt Nam luồn xuồng tới ứng cứu những người dân bị mắc kẹt trong dòng nước xoáy thời điểm đập thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy mới bị vỡ. Trong đó, có hai cháu nhỏ khoảng 8-10 tuổi đu mình trên đọt cây, cố gắng giành giật sự sống giữa mênh mông biển nước trước khi được cứu.

"Chúng tôi đã tới và cứu được hai cháu nhỏ đó và nhiều người nữa trong thời điểm nước đổ ập về hạ lưu, nơi có các ngôi làng đang chìm hẳn. Những thân cây cao hàng chục mét trở thành nơi bám víu của người dân trong khi chờ đợi lực lượng cứu hộ. Ăn ở với dân Lào nhiều năm nhưng chúng tôi chưa từng trải qua cảnh tượng nào hãi hùng như thế" - thượng tá Tuấn nói.

Là đơn vị thuộc Quân khu 5 (Bộ Quốc phòng VN) làm công tác trên đất Lào, chỉ vài tiếng sau khi đập thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy vỡ, hàng chục cán bộ của Công ty Nam Lào đã có mặt để tổ chức ứng cứu. Không chỉ đưa xuồng máy, phương tiện tham gia cứu hộ, đội ngũ y bác sĩ Việt Nam của bệnh xá 206 đóng tại tỉnh Champasak đã được trực thăng Lào vận chuyển đến các điểm tiếp cận đầu tiên để chữa trị khẩn cấp cho những người dân bị thương và đuối nước ngay sau khi được cứu thoát khỏi nước xiết.

Những ngày đầu tháng 8, các quân nhân thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum, Quân đoàn 3 (Gia Lai) và y bác sĩ của Bệnh viện Quân y 17 đóng tại Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của trung tướng Trần Quang Phương, chính ủy Quân khu 5, được lệnh lên đường qua cứu dân Lào. Trong những lúc khó khăn nhất, những người lính Việt Nam đã có mặt.

Trung tướng Trần Quang Phương cho biết nước tràn qua các bản đã quét sạch gần như mọi thứ. Gian khó và thiếu thốn nhất vẫn là lương thực, nước uống, nhu cầu khám chữa bệnh. Quân khu 5 đã xin phép Bộ Quốc phòng Việt Nam cho triển khai quân qua Sanamxay, đưa lực lượng của mình phối hợp cùng quân đội Lào dọn dẹp bùn đất, ổn định tinh thần cho người dân. Một bệnh viện dã chiến được bộ đội Việt Nam dựng ngay trên nền sình lầy ở bản Tha Uôn, cách trung tâm huyện khoảng 6km.

Sau thảm họa, người Lào mất trắng. Tha Uôn là ngôi làng khá may mắn khi nằm ở vị trí cao hơn các ngôi làng khác nhưng nhà cửa cũng bị bùn non bồi lấp nặng nề. Người dân sau nhiều ngày lên rừng chạy trốn khỏi nước xiết đã bắt đầu trở về dọn dẹp nhà cửa, nhặt nhạnh những thứ còn có thể vớt vát được. 

Chứng kiến những người lính Việt Nam dầm mình trong nước bạc, chấp nhận sinh hoạt trong điều kiện khó khăn nhất để chia sẻ với bà con người dân Lào, bí thư bản Tha Uôn Vay Hung nghẹn ngào: "Chính quyền còn khó khăn, bà con cũng chẳng còn gì nữa, nhưng những lúc thế này mới thấy tình cảm của Việt Nam với Lào quý giá như thế nào".

Qua Lào... cứu hộ - Kỳ cuối: Tình nghĩa Việt - Lào - Ảnh 3.

Doanh trại đóng quân của quân đội Việt - Lào bị ngập trong nước lũ - Ảnh: B.D.

Hai vị tướng Việt Nam trên vùng hoạn nạn

Không chỉ có mặt sớm nhất, những người lính thuộc các lực lượng cứu hộ của Việt Nam là đơn vị cứu hộ đông và quy mô nhất. Trong vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy, Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ đạo cho Quân khu 5 làm chủ lực lượng tìm kiếm cứu nạn tại Lào. 

Quân khu 5 đã ít nhất hai lần điều cán bộ chiến sĩ cùng nhiều phương tiện trực tiếp qua đóng quân tại các vùng bị nạn của Lào để giúp dân. Đích thân trung tướng Trần Quang Phương và thiếu tướng Đoàn Kiểu, phó tư lệnh Quân khu 5, trực tiếp lội bùn cùng chiến sĩ để tham gia hỗ trợ cứu hộ.

Những lán trại của bộ đội Việt Nam đóng quân cấp tốc ngay bên bờ sông Xie Pian để thực hiện công tác cứu hộ, cách đó khoảng 200m là lực lượng cứu hộ của quân đội Lào. Nước thủy điện đã rút nhưng mưa thì vẫn giội từ thượng nguồn về như thác, bộ đội hai nước phải dầm mình trong những ngôi nhà đổ nát, bùn ngập tới bắp chân. Họ đã cùng nhau khảo sát và tìm kiếm người bị nạn ngay trên vùng tàn phá của nước lũ.

Sau đợt đưa lực lượng vào đầu tháng 8, ngày 13-8 cán bộ chiến sĩ thuộc Bộ tư lệnh Công binh (Quân khu 5) tiếp tục mang quân nhu, lương khô, rau xanh và lương thực dự trữ đủ 20 ngày nhập cảnh qua cửa khẩu Bờ Y, tỉnh Kon Tum để tham gia nghĩa vụ quốc tế giúp Lào. Gần trọn một tháng sau thời điểm vỡ đập thủy điện, thiếu tướng Pha Lom và thiếu tướng Đoàn Kiểu cùng cho rằng sau những hoạn nạn như thế này, mới thấy tình cảm đặc biệt giữa hai nước anh em.

Gần một tháng sau thảm họa, dù không còn nhiều hi vọng, những người lính cứu hộ Việt - Lào vẫn sát cánh bên nhau để tiếp tục luồn sâu vào những cánh rừng, vào từng ngôi nhà đổ nát để tìm kiếm người sống sót trong tâm trạng nặng nề vì những mất mát mà người dân Lào đang phải gánh chịu.

Qua Lào... cứu hộ - Kỳ cuối: Tình nghĩa Việt - Lào - Ảnh 4.

Thiếu tướng Đoàn Kiểu, phó tư lệnh Quân khu 5 (bìa trái), lội dưới nước xiết tại bản May để chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn - Ảnh: B.D.

Bám trụ tại vùng thảm họa

Theo lãnh đạo Quân khu 5, trong vụ vỡ đập thủy điện Xie Pian - Xe Namnoy đã có hai lần quân khu điều quân qua Lào.

Đợt đầu tiên, 120 cán bộ chiến sĩ và 10 ôtô được lệnh lên đường với nhiệm vụ cứu hộ cấp tốc. Trong số này có đội ngũ y bác sĩ từ Đà Nẵng với sứ mệnh dựng bệnh viện dã chiến tại vùng thảm họa với các trợ giúp cần thiết cho người dân bị nạn. Bộ chỉ huy Quân sự Kon Tum cũng điều động lực lượng qua Lào để trợ giúp công tác cứu hộ. Đó là chưa kể hoạt động cứu hộ tại chỗ của Công ty TNHH 206 Nam Lào đặt trụ sở tại Lào

Tại đợt điều quân lần thứ hai, Quân khu 5 đã đưa qua đoàn công tác 65 cán bộ chiến sĩ cùng hai tàu cứu hộ tối tân có khả năng càn lướt trên mặt phẳng, sình lầy. Hơn một tháng trời, những người lính cứu hộ của VN đã bám trụ tại vùng thảm họa hết lòng giúp bạn Lào.

THÁI BÁ DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar