15/12/2010 07:55 GMT+7

Quà biếu

TTC
TTC

TTC - Quan huyện đi vắng nên suốt đêm bà huyện thắc thỏm, lo âu, mong chờ. Đến tang tảng sáng, bà bỗng nghe tiếng gõ cửa. Tưởng chồng về, bà vội vã tung chăn...

Nhưng trước mặt bà lúc này không phải là quan huyện - chồng bà - mà là một chàng trai trẻ. Anh ta là nhân viên lục sự ở huyện này, mới cưới vợ. Vợ anh là con ông Bát, một nhà giàu phố huyện.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Phóng to

- Ôi có việc gì mà thầy lục đến sớm vậy! - Bà huyện thốt lên.

- Dạ, có việc này ạ...

Vừa nói, thầy lục sự trẻ, đẹp trai vừa đặt lên bàn một gói nhỏ. Bà huyện vừa cười vừa nói:

- Thầy là hay vẽ chuyện. Mới tháng trước đã biếu 2 chai mật ong, nay lại quà...

Anh nhân viên lục sự rầu rĩ:

- Dạ, đêm qua quan lớn sai tôi về tổng nọ để xem xét chút việc. Sáng về nhà, tôi thấy có đôi dép... Biết là quan nhà đi nhầm một chiếc dép của vợ tôi, nên tôi mang sang đổi chứ có quà cáp gì đâu!

Tệ

Xưa có một thầy đồ hay trách vặt. Một hôm đang buổi học, có người đến xin phép thầy cho một học trò được nghỉ dở buổi học vì ở nhà có giỗ. Thầy liền cho em học trò ấy về ngay. Suốt ngày hôm ấy, ai mời thầy đi đâu thầy cũng không đi. Thầy cầm chắc rằng, hôm nay sẽ được một bữa chén no nê, sao gia đình em học trò ấy lại không mời mình được!

Quái! Chờ đã hết ngày cũng không thấy ai đến mời. Tối đến ngoài trời mưa tầm tã, trong nhà thầy vẫn chong đèn, ngồi ngóng tin mời. Trời càng khuya, gió thổi càng lạnh, đợi mãi không thấy, thầy đồ phải tắt đèn đi ngủ. Tuy vậy, thầy vẫn không dám ngủ. Song đôi mắt của thầy đâu có theo ý muốn của thầy. Nó cứ ríu dần, ríu dần, thầy đồ đã ngủ mơ mơ. Chợt có tiếng động rèm, thầy đồ giật mình thốt dậy. Trong bụng tưởng như có cờ phất, thầy liền hỏi:

- Sao đến khuya thế con? Khuya thế?...

Mãi không có tiếng đáp lại. Thầy đồ thắp đèn lên xem, thì chẳng thấy ai cả, chỉ thấy một con chó lông ướt mẹp đang đứng cạnh rèm, cái đuôi ngoắt, đôi mắt lấm lét nhìn chủ. Thầy đồ bực quá, bụng bảo dạ: “Sáng mai phải cho thằng này bài học mới được! Đồ tệ!”.

Sáng hôm sau, lớp học vẫn tiến hành như thường lệ. Học trò đến lớp đông đủ. Đang bước học nghĩa, em học trò nọ giở sách ra, chỉ vào chữ thứ nhất của hàng đầu, bài thầy mới viết, hỏi thầy: - Thưa thầy chữ gì đây ạ?

- Chữ “tệ”. Thầy cắt nghĩa luôn: “Tệ là tệ”. Em học trò không hiểu ý thầy nên vẫn điềm nhiên học: “Tệ là tệ, tệ là tệ”. Hỏi sang chữ thứ hai, thầy vẫn bảo chữ đó là “tệ” và cũng cắt nghĩa“Tệ là tệ”. Chữ thứ ba, thứ tư, thứ năm thầy cũng bảo như vậy. Sang chữ thứ sáu, vừa nghe thầy nói đó cũng là chữ “tệ” xong, em học sinh ngơ ngác hỏi: - Thưa thầy, tệ cả hàng phải không ạ? Với giọng như ngậm roi trong miệng, thầy đáp: - Phải, nhà mày tệ cả họ chứ không phải chỉ cả hàng đâu!!!

Phóng to

Tuổi Trẻ Cười số 417 ra ngày 1-12-2010hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

TTC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

​Mừng năm Bính Thân - bàn chuyện khỉ khọt

TTC - Trong tiếng Việt, từ khỉ thường mang sắc thái tiêu cực, không mấy hay ho gì.

​Mừng năm Bính Thân - bàn chuyện khỉ khọt

​Khỉ Thất Sơn

TTC - Loài khỉ sống gắn liền với núi rừng, ở miệt Cà Mau khỉ sống trong rừng đước, rừng tràm; còn ở An Giang khỉ sống trên núi. Trên núi có rừng, có cây ăn quả, có hang động nên khỉ sống thành bầy đàn và khá “an cư lạc nghiệp”.

​Khỉ Thất Sơn

Quen mắt quen tay!

Vạn sự trên đời đều bắt đầu từ thói quen, cũng như thoạt kỳ thủy loài người đi bằng tứ chi rồi nâng cấp dần lên thành chân ra chân, tay ra tay vậy.Từ hôm loài người phát hiện ra đôi tay có công dụng riêng, phiền toái bắt đầu.

Quen mắt quen tay!
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar