31/12/2018 13:44 GMT+7

Prom có gì khiến giới trẻ 'phát sốt'?

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TTO - Trào lưu tổ chức prom (dạ tiệc dành chủ yếu cho các học sinh cuối cấp, rất phổ biến ở Mỹ và các quốc gia phương Tây khác từ giữa thế kỷ 19) đang lan tỏa mạnh mẽ tại các trường trung học phổ thông ở Việt Nam.

Prom có gì khiến giới trẻ phát sốt? - Ảnh 1.

Nếu có sự tiếp sức từ nhà trường, prom sẽ trở thành một hoạt động lành mạnh, bổ ích. Trong ảnh: prom do các học sinh, cựu học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) tổ chức - Ảnh: T.V.

Một trong những điểm nhấn của prom mà hầu hết học sinh đều háo hức mong chờ là phần bình chọn Nam sinh và nữ sinh đại diện toàn khối (prom king và prom queen).

Việc tổ chức prom cần phải được tính toán để phù hợp với “túi tiền”, lứa tuổi học sinh, không nhất thiết ở những nơi quá sang trọng, vì điều quan trọng nhất là sự thân mật, ấm cúng và đong đầy cảm xúc.

Tiến sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân

Vui và học được nhiều điều

Quách Tú Anh (lớp 12 Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM), ứng viên Prom queen 2018 của trường, cho biết bạn tham gia ứng tuyển vì muốn mở rộng mối quan hệ và có một dấu ấn thời học sinh.

Võ Đức Duy (lớp 12) tiết lộ lý do ứng tuyển vào vị trí Prom king của trường là để cải thiện sự tự tin, kỹ năng trò chuyện trước đám đông. Đức Duy kể bạn lo lắng khi lần đầu tiên phải tạo dáng trước ống kính cũng như thể hiện bản thân trước nhiều người, nhưng mọi chuyện cuối cùng đều diễn ra tốt đẹp. Bạn về nhì trong cuộc bình chọn.

"Điều ý nghĩa nhất với tôi là rất nhiều bạn bè, người thân đã nhiệt tình chia sẻ và bấm Thích cho tôi trên mạng xã hội ở vòng bình chọn online. Tôi rất xúc động" - Đức Duy nói.

Phan Lê Bảo Hân (đại diện ban tổ chức Miki Prom) cho biết công đoạn chuẩn bị prom công phu, kéo dài vài tháng. "Chúng tôi muốn tạo kỷ niệm đẹp cho đàn em Trường Nguyễn Thị Minh Khai, cũng như làm cầu nối gắn kết các thế hệ học sinh trường. Ban tổ chức huy động học sinh lẫn cựu học sinh trường và trường khác" - Bảo Hân tiết lộ.

Tú Anh cho biết trải nghiệm đẹp nhất bạn có được từ cuộc thi bầu chọn Prom queen là được ban tổ chức tạo điều kiện đi thăm một trại trẻ mồ côi ở quận 4. "Được vui chơi, trò chuyện với những em nhỏ giúp tôi nhận ra bản thân thật may mắn" - Tú Anh chia sẻ. Gia đình của Tú Anh ban đầu không ủng hộ vì cho rằng prom hơi "người lớn", nhưng sau khi theo dõi các hoạt động của chương trình thì đã nhiệt tình ủng hộ bạn.

Rất nhiều prom đã được tổ chức thành công, có thể kể đến prom của các trường như THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận), Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), Lương Thế Vinh (Q.1), chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội)...

Để niềm vui trọn vẹn hơn

Thầy Thái Hoàng (giáo viên một trường THPT tại TP.HCM) cho biết thầy ủng hộ hoạt động prom, nhưng góp ý khi các em bình chọn prom king và prom queen dựa vào ngoại hình là chủ yếu, mà bỏ qua các yếu tố như tính cách, học lực. "Những vị trí này được coi là hai gương mặt đại diện cả khối, rất có ảnh hưởng đến thang giá trị ở bạn bè cùng lứa hoặc đàn em, nên khi lựa chọn cần có thêm các yếu tố học tập" - thầy Thái Hoàng gợi ý.

Có câu chuyện các học sinh một trường trung học tại khu vực Tower Hamlets (Anh) đã biến prom thành nơi "thể hiện đẳng cấp", thi nhau mượn hoặc mướn siêu xe chở mình đến nơi tham dự. Câu chuyện từng gây bão dư luận khắp nơi.

Không phủ nhận những giá trị tích cực, bạn Lâm Thiên (lớp 12 Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1) cho rằng giá vé của prom quá đắt, dao động từ 300.000 - 450.000 đồng/vé. "Đi prom, tôi còn phải đi mua hoặc mướn đồ đẹp để mặc, rồi còn phải đau đầu nghĩ nên chọn bạn đi cùng ra sao?" - Lâm Thiên chia sẻ. Vì muốn dồn sức cho kỳ thi cuối cấp, Lâm Thiên cũng từ chối lời mời ứng tuyển vào vị trí "prom king" dù bạn có ngoại hình cao ráo, học tốt.

Câu chuyện của Ngọc Quyên (ĐH Kinh tế TP.HCM) là vui buồn lẫn lộn. Ngọc Quyên cho biết bạn từng đạt vị trí cao trong đêm prom của trường cấp III cũ, sau đó nhận về vô số lời mời kết bạn trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại.

"Thời điểm đó tôi bận thi cử, chọn trường nên phớt lờ hầu hết, thế là nhiều bạn cho rằng tôi "chảnh" và thay đổi. Tôi cứ nghĩ "vàng thật không sợ lửa" nhưng thực chất một số bạn nữ khá thân trước đó cũng dần xa lánh, ganh tị với tôi" - Ngọc Quyên nhớ lại.

Trong prom có gì?

Người tham dự diện những bộ đồ lung linh, đi cùng bạn thân hoặc "nửa ấy" để cùng ăn uống, khiêu vũ và theo dõi các tiết mục ca nhạc, những chia sẻ từ các thầy cô, học sinh tiêu biểu, giao lưu với các thế hệ cựu học sinh... Một số bạn cũng có thể mượn prom để gửi gắm tâm tình của mình đến "nửa kia" trước khi rời trường.

CÔNG NHẬT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar