14/03/2012 15:29 GMT+7

Phương Tây xem lại lệnh cấm vận với Myanmar

HẠNH NGUYÊN (Theo AFP, BBC)
HẠNH NGUYÊN (Theo AFP, BBC)

TTO - Đặc phái viên của LHQ tại Myanmar, Tomas Ojea Quintana, lên tiếng kêu gọi các quốc gia phương Tây xem xét lại lệnh cấm vận đối với Myanmar do nước này thời gian qua đã có những bước tiến mạnh mẽ trong cải cách chính trị.

Liên minh châu Âu và Mỹ trong thời gian qua đã giảm bớt các lệnh cấm vận đối với nước này sau khi nhận thấy có nhiều cải cách chính trị ở chính quyền hiện nay.

Mỹ đã cho phép Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và Quỹ Tiền tệ quốc tế được hỗ trợ kỹ thuật và làm công tác đánh giá ở Myanmar. Châu Âu cũng gỡ bỏ lệnh cấm đi lại với các lãnh đạo Myanmar tại khu vực.

Trong khi đó, Giám đốc phụ trách phát triển của LHQ Helen Clark cho biết xây dựng bộ máy các cơ quan chính quyền và đối phó với các vấn đề như tham nhũng là điều vô cùng hệ trọng trong quá trình phát triển của Myanmar.

Phóng to

Chính phủ Myanmar đang có những thay đổi lớn trong chính sách điều hành và phát triển đất nước nhằm thu hút đầu tư và du khách - Ảnh chụp tại Trường dạy nấu ăn Shwe Sa Bwe ở Yangon - Ảnh: AFP

Bà Clark, phụ trách chương trình phát triển của LHQ (UNDP), nhận định Myanmar đang có những diễn biến thay đổi đáng khích lệ. Việc xây dựng được một chính phủ trong sạch, với chính sách quản trị tốt sẽ là nền tảng chính để xây dựng quốc gia thành công.

Bà Clark nói: "UNDP mong muốn thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển tại Myanmar một cách đầy đủ, hi vọng những gì đang xảy ra, và ảnh hưởng của nó tới cộng đồng quốc tế sẽ giúp hiện thực hóa kế hoạch này".

UNDP sẽ hỗ trợ Myanmar phục hồi sau khủng hoảng, xây dựng nền hòa bình và hòa hợp cộng đồng.

Dù Chính phủ Myanmar đang thực hiện nhiều động thái mang tính hòa giải với nhiều sắc tộc, tòa án tại Myanmar ngày 13-3 đã kết án 20 năm tù đối với một thủ lĩnh nhóm sắc tộc thiểu số Karen, Nyein Maung, vì tội phản quốc. Động thái này bị coi là làm xấu đi các nỗ lực hòa bình ở nước này.

Tháng 1-2012, nhóm KNU đã ký một hiệp ước với chính phủ mới, làm gia tăng hi vọng chấm dứt xung đột tại Myanmar. Tuy nhiên KNU đã cảnh báo hiệp ước này "dễ đổ vỡ", cho rằng việc giam giữ Nyein Maung là một vấn đề bất đồng chính.

HẠNH NGUYÊN (Theo AFP, BBC)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký luật cấm đăng ảnh nóng 'trả thù tình'

Ông Trump vừa ký ban hành luật hình sự hóa hành vi đăng ảnh nóng để trả thù tình lên mạng, bất kể ảnh thật hay do AI tạo ra, chính thức đưa hành vi này thành tội liên bang tại Mỹ.

Ông Trump ký luật cấm đăng ảnh nóng 'trả thù tình'

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Việc ông Biden công bố thông tin mắc ung thư tuyến tiền liệt đã làm dấy lên nhiều nghi vấn và tranh cãi, nhưng các chuyên gia khẳng định đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi và không có dấu hiệu bị che giấu như đồn đoán.

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Một huấn luyện viên thể hình tại Rome (Ý) bày tỏ sự kinh ngạc khi biết rằng khách hàng thân thiết của mình trong suốt hai năm qua vừa trở thành Giáo hoàng Leo XIV.

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Ông Trump nói đàm phán ngay, Nga cho rằng không thể có thời hạn cố định

Nga nói quá trình để Matxcơva và Kiev thống nhất về dự thảo bản ghi nhớ hòa bình và ngừng bắn sẽ rất phức tạp, do đó không thể có thời hạn cố định.

Ông Trump nói đàm phán ngay, Nga cho rằng không thể có thời hạn cố định

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Một bác sĩ bị đình chỉ giấy phép hành nghề tuyên bố vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh, khiến thông tin này lan truyền tại Malaysia và gây hoang mang dù giới chuyên gia đã nhiều lần bác bỏ quan điểm sai lệch này.

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar