14/05/2023 09:02 GMT+7

Phương Tây còn phụ thuộc nhiên liệu hạt nhân Nga

Các nước phương Tây đang quay lại với năng lượng hạt nhân, đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu từ Nga.

Phương Tây còn phụ thuộc nhiên liệu hạt nhân Nga - Ảnh 1.

Nhà máy điện hạt nhân Byron ở bang Illinois (Mỹ) đang hoạt động hết công suất - Ảnh: AFP

Năng lượng hạt nhân hiện cung cấp khoảng 20% lưới điện của Mỹ và 25% điện ở châu Âu. 

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, loại năng lượng này lại đang bị "ruồng rẫy" bởi nhiều lý do như chi phí cao, khó khăn trong việc xử lý chất thải hay tay nghề xây dựng giảm sút.

Phương Tây chào đón năng lượng hạt nhân

Thời gian gần đây, những đòi hỏi về một nguồn năng lượng sạch cùng sức ép giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga đã thu hút ngày càng nhiều nước quay lại với điện hạt nhân.

Ở Mỹ, lò phản ứng Vogtle-3 thuộc nhà máy điện hạt nhân Vogtle (bang Georgia) vừa hòa lưới điện hồi đầu tháng 4-2023 sau nhiều năm "đắp chiếu". Dự kiến vào quý 4-2024, lò phản ứng Vogtle-4 cũng sẽ sản xuất điện cho thị trường.

Cũng trong tháng 4-2023, Phần Lan đã cho Olkiluoto 3 - lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu - đi vào hoạt động sau 18 năm xây dựng. 

Olkiluoto 3 đánh dấu lò phản ứng hạt nhân mới đầu tiên của châu Âu trong 16 năm qua, dự kiến sẽ cung cấp 1/3 điện năng tiêu thụ của quốc gia Bắc Âu.

Phương Tây còn phụ thuộc nhiên liệu hạt nhân Nga - Ảnh 2.

Bên trong lò phản ứng hạt nhân Olkiluoto của Phần Lan - Ảnh: AFP

Trước đó, vào tháng 11-2022, Ba Lan đã chọn Công ty điện lực Westinghouse của Mỹ làm nhà thầu cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này. Nhà máy sắp được xây sẽ có 3 lò phản ứng, với chi phí xây dựng rơi vào khoảng 20 tỉ USD.

Ông Patrick Fragman - giám đốc điều hành của Westinghouse - tự tin rằng xã hội Mỹ đang ngày càng chấp nhận điện hạt nhân nhiều hơn. Ông Fragman chia sẻ: "Chúng tôi đang ở vị thế khác nhiều khi trước và chúng tôi cũng đã học được rất nhiều từ quá khứ".

Một khảo sát được Công ty tư vấn và phân tích Gallup công bố hôm 25-4 xác nhận sự lạc quan của ông Fragman, khi có đến 55% người dân Mỹ ủng hộ điện hạt nhân, cao nhất từ năm 2012 đến nay.

Chính Mỹ đã phá giá nhiên liệu hạt nhân

Năng lượng hạt nhân được xem là giải pháp để các nước phương Tây thoát phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt từ Nga. Song, Nga lại đóng vai trò vô cùng quan trọng với chuỗi cung ứng uranium được làm giàu - thành phần quan trọng cho nhiên liệu hạt nhân.

Thực tế cho thấy dù đã cấm vận dầu mỏ và khí đốt, Mỹ vẫn không thể cấm vận nhiên liệu hạt nhân của Nga.

Phương Tây còn phụ thuộc nhiên liệu hạt nhân Nga - Ảnh 3.

Các thùng chứa uranium từ Nga được chuyển đến vùng Dunkirk, Pháp - Ảnh: AFP

Năm 1993, không lâu sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã đạt thỏa thuận mua 500 tấn uranium được làm giàu. Khối lượng uranium đủ cho 20.000 đầu đạn hạt nhân này đã được xử lý thành nhiên liệu cho các lò phản ứng.

Thỏa thuận này mang lại lợi ích ba bên: Nga có được khoản tiền mình rất cần, Mỹ có nguồn nhiên liệu giá rẻ, còn thế giới thì giảm được hiểm họa vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng để lại hậu quả là làm phá giá nhiên liệu hạt nhân. Các nhà cung cấp của Mỹ và châu Âu không thể cạnh tranh giá thành với nhiên liệu Nga, do đó đã bắt đầu ngừng hoặc giảm đáng kể quy mô sản xuất. 

Từ đó, Nga vươn lên thành nhà cung cấp uranium được làm giàu lớn nhất thế giới, với gần một nửa sản lượng toàn cầu.

Chạy trời không khỏi nắng 

Trước khi thỏa thuận trên hết hạn vào năm 2013, các công ty tư nhân Mỹ đã tiếp tục ký hợp đồng cung cấp nhiên liệu hạt nhân mới với Tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom trực thuộc Chính phủ Nga.

Theo phân tích gần đây của Viện Dịch vụ hoàng gia thống nhất - cơ sở nghiên cứu quân sự hàng đầu của Anh, các công ty Mỹ đã trả cho Rosatom lên đến 1 tỉ USD trong năm 2022.

"Số tiền này đang đi thẳng đến các cơ sở quốc phòng Nga. Chúng ta đang cấp vốn cho cả hai bên tham chiến", ông Scott Melbye, chủ tịch Hội sản xuất uranium Mỹ, nhận định.

Viễn cảnh lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu Nga trở nên rõ ràng hơn khi nhiều nhà đầu tư và chuyên gia, trong đó có tỉ phú Bill Gates, khuyến nghị một mô hình lò phản ứng mới, hứa hẹn sẽ "ít rủi ro và thân thiện với môi trường hơn thế hệ hiện tại".

Mô hình này yêu cầu một loại nhiên liệu đặc biệt, với nhà cung cấp duy nhất là Tập đoàn Rosatom.

Ông Jeff Navin - giám đốc đối ngoại của TerraPower, công ty sắp xây lò phản ứng đầu tiên ở bang Wyoming - phân tích nước Mỹ đang đứng trước hai lựa chọn, "hoặc tự xây dựng dây chuyền sản xuất nhiên liệu ngay, hoặc đợi chờ phép màu xảy ra ở nước khác".

Cho đến khi một trong hai viễn cảnh trên thành hiện thực, các nước phương Tây vẫn sẽ phải lệ thuộc vào nhiên liệu Nga.

Nga xây mái vòm bảo vệ nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu

TTO - Nga đang xây dựng mái vòm để bảo vệ kho chứa nhiên liệu phóng xạ đã qua sử dụng tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine mà Nga đang kiểm soát. Thời gian qua, Nga và Ukraine liên tục tố nhau pháo kích quanh nhà máy này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Cố vấn tổng thống Ukraine khẳng định ông Zelesnky sẽ chỉ gặp ông Putin và không tiếp bất kỳ quan chức Nga nào khác nếu đàm phán tại Istanbul.

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Mỹ giảm thuế với hàng hóa thuộc diện "de minimis" của Trung Quốc từ 120% xuống 54%, phần nào gỡ "thòng lọng buộc cổ" tiểu thương thương mại điện tử Trung Quốc.

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Lãi suất thấp hơn cho các khoản vay quỹ dự phòng nhà ở là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm khôi phục sự quan tâm của người mua và thúc đẩy các dự án bị đình trệ.

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Ông Trump đề xuất tham gia hòa đàm Nga - Ukraine, ngoại giao quốc tế dậy sóng

Tổng thống Trump bất ngờ đề xuất sẽ tham gia hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul vào ngày 15-5, kéo theo hàng loạt động thái ngoại giao dồn dập từ châu Âu đến Trung Đông.

Ông Trump đề xuất tham gia hòa đàm Nga - Ukraine, ngoại giao quốc tế dậy sóng

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Ông Lại Thanh Đức tuyên bố lựa chọn con đường riêng, không chọn phe Mỹ - Trung

Đài Loan khẳng định lựa chọn giá trị riêng, không chọn phe Mỹ hay Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu thống nhất trong sách trắng quốc phòng ngày 12-5.

Ông Lại Thanh Đức tuyên bố lựa chọn con đường riêng, không chọn phe Mỹ - Trung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar