06/12/2021 10:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phục hồi sau đại dịch gặp trở ngại lớn khi tính tự chủ nền kinh tế còn thấp

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Mô hình tăng trưởng chưa dựa nhiều trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm sẽ là trở ngại lớn cho đà phục hồi sau đại dịch.

Phục hồi sau đại dịch gặp trở ngại lớn khi tính tự chủ nền kinh tế còn thấp - Ảnh 1.

Trưởng Ban Kinh tế trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh những thách thức đặt ra sau đại dịch - Ảnh: Đ.TRUNG

Sáng 6-12, Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số" do Ban Kinh tế trung ương tổ chức với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Phát biểu mở đầu diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh - ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Kinh tế trung ương - nói trước tác động của dịch COVID-19 đặt ra nhu cầu cấp bách là tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19, hỗ trợ tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt khi Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy vậy, ông Tuấn Anh cũng nhìn nhận quá trình phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19 và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng công nghiệp 4.0 đang gặp phải những trở ngại lớn.

Đó là mô hình tăng trưởng chưa dựa nhiều trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp; vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước nhằm nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển công nghiệp còn thiếu tính bền vững.

Cũng chỉ ra những thách thức khi cho rằng công nghiệp 4.0 đang tăng tốc nhưng được ứng dụng không đồng đều giữa các ngành, bà Mary Hallward-Driemeier - cố vấn kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới (WB) - chỉ ra chuỗi cung ứng trên toàn cầu đang thay đổi và những nút thắt về thương mại, biến đổi khí hậu đặt ra thách thức lớn.

Trong đó, các ngành tự động, cơ giới máy móc sử dụng công nghệ, tự động hóa nhiều hơn, còn ngành da giày, dệt may ít có sự ứng dụng. Do đó, tiền lương thấp và lao động không còn là xu thế cạnh tranh của nhiều nước đang phát triển. 

Đặc biệt, COVID-19 góp phần cho định hình việc đầu tư trong tương lai với chuỗi bền vững hơn và tăng tỉ trọng dịch vụ như nghiên cứu phát triển, marketing, hỗ trợ sau bán hàng…

"Việt Nam nên tập trung các ngành sản xuất nhưng cũng chú trọng hơn đến các ngành dịch vụ, tiếp tục đầu tư trên phạm vi rộng hơn, như kỹ năng người lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia để nâng cao công nghệ mới, thích ứng hơn với cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển bao trùm, triển khai công nghệ số" - bà Mary Hallward-Driemeier đề xuất.

Đón đầu cho ba xu thế mới sau đại dịch COVID-19, gắn đổi mới sáng tạo

Chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc, ông Yong Hongtaek - thứ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông Hàn Quốc - cho biết để chuẩn bị đón đầu cơ hội khi trật tự thế giới mới sau COVID-19 được thiết lập, ba định hướng chính được Chính phủ Hàn Quốc chú trọng.

Bao gồm tăng cường đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ vốn được dự báo sẽ tạo ra thay đổi trong tương lai, đặc biệt công ty khởi nghiệp từ phòng thí nghiệm, cho phép nhà khoa học trẻ tạo ra sản phẩm thiết yếu.

Tiếp đến là sự chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số, đặc biệt mô hình làm việc từ xa, làm tiền đề cho sự phát triển của sáng tạo, đổi mới công nghệ, AI, dữ liệu lớn. Theo đó, Hàn Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới ban hành đạo luật khung về dữ liệu, thúc đẩy ngành công nghiệp dữ liệu.

Ngoài ra, Hàn Quốc xây dựng các cụm đổi mới sáng tạo, gọi là đặc khu cho phát triển, nơi quy tụ hàng trăm trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, 5.000 công ty và 60.000 nhà khoa học với quy mô vốn hỗ trợ lên tới 1.000 tỉ won.

"Để tận dụng hiệu quả các xu hướng trên, cần thiết lập các nền tảng, củng cố tăng cường mối quan hệ thương mại hóa công nghệ, kết nối trường đại học, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư và doanh nghiệp… và nâng cao hơn nữa vai trò Chính phủ là hỗ trợ cho các nền tảng này" - ông Yong Hongtaek nói.

Nghị quyết của Bộ Chính trị: Tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 để bứt phá

TTO - Bộ Chính trị nhấn mạnh phải coi viêc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Công an tỉnh Lạng Sơn xác định đây là nhóm đối tượng hoạt động tội phạm theo phương thức đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, liên quan nhiều địa phương, hoạt động xuyên quốc gia, xuyên biên giới.

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam. Đây là cơ hội để sầu riêng nước ta tăng cường xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân.

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Ngân 98 cho biết vừa làm đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng, nghi ngờ bị vu khống và hãm hại có tổ chức để hạ bệ danh dự và uy tín.

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?

Cảng nước sâu Mỹ Thủy có khả năng đón tàu 100.000 tấn đang gấp rút thi công, để đưa 1 bến cảng vào hoạt động cuối năm 2025, cùng với mong muốn biến cảng này thành một trong những cảng trung tâm cả nước.

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar