14/04/2016 17:06 GMT+7

"Phù phép” thuốc trừ sâu Trung Quốc hết hạn bán cho nông dân

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Một công ty sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có văn phòng tại TP.HCM nhập khẩu thuốc hết hạn từ Trung Quốc về “phù phép” thành sản phẩm của công ty mình bán cho nông dân sử dụng.

​Lực lượng phòng 5 (C49, Bộ Công an) và Thanh tra Bộ NN&PTNT kiểm tra kho chứa hàng thuốc BVTV và làm việc với điều hành công ty Mekong. (Ảnh nhỏ: Một bao bì của thuốc BVTV dỏm) - Ảnh CTV

Ngày 14-4, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phía nam (C49, Bộ Công an) cho biết vừa phối hợp với Thanh tra Bộ NN&PTNT vừa phát hiện bóc gỡ đường dây nhập lậu thuốc trừ sâu hết hạn sử dụng, giả nhãn hiệu để  tung tiêu thụ ra thị trường lừa dối khách hàng.

10.641 chai thuốc hết hạn sử dụng

Theo đó, khoảng 14 giờ ngày 13 - 4 tổ công tác tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Minh Phúc (Châu Thành, Kiên Giang) do bà Trần Thị Bích Kiều làm chủ.

Tại đây, phát hiện lưu trữ 21 chai thuốc trừ sâu nhãn hiệu Lufen Extra 100 Ec do công ty TNHH thuốc bảo vệ thực vật MeKong có văn phòng tại Q.7 (TP.HCM) sản xuất (gọi tắt công ty MeKong).

Bà Kiều khai nhận cuối năm 2015 có nhập 2 thùng thuốc trừ sâu (80 chai, 250ml/chai) trên từ Nguyễn Viết Hùng (nhân viên công ty Mekong) và đã bán ra thị trường 49 chai với giá tiền 195.000 đồng/chai.

Làm việc với đoàn kiểm tra, Hùng khai việc phân phối hàng cho bà Kiều theo sự “chỉ đạo” của ông Đinh Văn Bình (43 tuổi, giám đốc phụ trách kinh doanh của công ty).

Qua làm việc, ông Bình khai công ty có bán ra thị trường các tỉnh miền Tây Nam Bộ 39.000 chai thuốc trừ sâu nhãn hiệu Lufen Extra 100EC và 18.920 Accord 400ES dung tích 500ml.  

Cả hai loại thuốc BVTV này nằm ngoài danh mục được sản xuất và chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép lưu hành trên thị trường.

Từ thông tin thu thập được, tổ công tác phối hợp với Sở NN&PTNT Đồng Tháp và Công tỉnh Đồng Tháp kiểm tra kho chứa thuốc BVTV của công ty Mekong (ấp 1, xã An Hòa, huyện Tam Nông), phát hiện 10.641 chai thuốc BVTV (100ml/chai) không được dán nhãn hiệu, chứa trong thùng thuốc BVTV nhãn hiệu Emaking 40EC do Trung Quốc sản xuất đã hết hạn sử dụng từ ngày 28 – 5 - 2015.

Đồng thời, phát hiện thêm 500 chai thuốc trừ sâu nhãn hiệu Lufen Extra 100EC (100ml/chai) in ngày sản xuất 8-1-2016 và lượng lớn thuốc ngoài danh mục được phép sản xuất như thuốc trừ sâu nhãn hiệu Marvel 570EC, thuốc trừ bệnh cây trồng Caliber 500sc, cùng một máy tẩy xóa ngày tháng sản xuất trên những sản phẩm đã hết hạn sử dung.

Ngoài các sai phạm trên, qua kiểm tra tổ công tác phát hiện các nhân viên của công ty này chưa được cấp giấy chứng nhận tập huấn về thuốc BVTV, kho sản xuất  hoạt động không có đề án bảo vệ môi trường và các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường.

Gây thiệt hại mùa màng

Theo đoàn công tác, toàn bộ việc đóng nhãn mác giả nhãn hiệu do ông Đào Quang Dũng, giám đốc điều hành công ty và thủ kho trực tiếp làm.

Tại thời điểm kiểm tra, ông Dũng không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng của các loại thuốc trừ sâu đang lưu giữ tại kho.  

Đặc biệt, qua xác minh xác định thuốc trừ sâu mà công ty Mekong có được nhập khẩu từ Trung Quốc, đã hết hạn sử dụng từ ngày 1-7-2015.

“Chúng tôi nghi vấn đây là hàng nhập lậu, sau đó sản phẩm trên được công ty này tự dán nhãn mác sản phẩm nhãn hiệu Lufen Extra 100EC do chính công ty Mekong sản xuất bán ra ngoài thị trường với mục đích lừa dối khách hàng nhằm thu lợi bất chính”., một cán bộ C49 nói.

Theo xác minh ban đầu, từ ngày 1-7-2015, công ty Mekong đã thu lợi bất chính với nhiều tỉ đồng. Theo đó, công ty này bán 39.000 chai thuốc Lufen Extra 100EC dung tích 100ml ra thị trường với giá 4.368.000.000 đồng và 18.920 chai thuốc diệt cỏ hiệu accord 400EC (dung tích 500ml) với giá 2.838.000.000 đồng. Tổng số tiền công ty này thu lợi qua việc bán thuốc BVTV ngoài danh mục là 7.206.000.000 đồng.

Ông Nguyễn Xuân Thành - phó trưởng phòng 5 (C49, Bộ Công an) - cho biết để bóc gỡ hành vi sai phạm của công ty MeKong các lực lượng phải mất rất nhiều thời gian đi trinh sát ở nhiều tỉnh để đấu tranh.

“Các đối tượng rất am hiểu luật và hiểu hành vi vi phạm của mình nên lúc nào cũng chủ động đề phòng. Và quả thực chúng tôi hết sức bất ngờ về quy mô, mức độ sai phạm nghiêm trọng của công ty này. Nghiêm trọng hơn là những sản phẩm kém chất lượng này khi được tung ra thị trường sẽ gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân sử dụng”.

HOÀNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mang tài sản bán 37 triệu rồi đi báo 'bị cướp' để lừa chồng

Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM cảnh báo các hành vi giả mạo, dựng chuyện bị cướp nhằm mục đích cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí có thể bị xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Mang tài sản bán 37 triệu rồi đi báo 'bị cướp' để lừa chồng

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Phó chủ tịch TP Huế chia sẻ ông nhiều lần trở thành khán giả bất đắc dĩ của các ca sĩ karaoke loa kẹo kéo vào buổi trưa, buổi tối.

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Người phụ nữ ở Đồng Nai dùng xyanua đầu độc chồng và 3 cháu ruột ra sao?

Công an tỉnh Đồng Nai đã chuyển hồ sơ đề nghị truy tố người phụ nữ từng đầu độc 4 người thân trong gia đình bằng xyanua gây rúng động dư luận.

Người phụ nữ ở Đồng Nai dùng xyanua đầu độc chồng và 3 cháu ruột ra sao?

Mức phạt không thấp, sao vẫn chưa 'trị' được tiếng ồn?

Yêu cầu xây dựng ‘khung giờ yên tĩnh’ nhận được ủng hộ tích cực, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tiếng ồn.

Mức phạt không thấp, sao vẫn chưa 'trị' được tiếng ồn?

Có hình xăm vẫn được xem xét gọi nhập ngũ

Bộ Quốc phòng cho biết loại trừ các hình xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kinh dị, bạo lực... thì công dân có hình xăm vẫn được xem xét tuyển chọn nhập ngũ.

Có hình xăm vẫn được xem xét gọi nhập ngũ

Liên tiếp sinh viên ở TP.HCM sập bẫy lừa 'bắt cóc online'

Chỉ trong vòng 2 tháng, đã có 3 học sinh, sinh viên tại TP.HCM sập bẫy lừa đảo 'bắt cóc online' dù Công an TP.HCM liên tục phát cảnh báo. Trường hợp gần nhất bị lừa mất hơn 800 triệu đồng.

Liên tiếp sinh viên ở TP.HCM sập bẫy lừa 'bắt cóc online'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar