13/12/2018 11:18 GMT+7

'Phũ phàng' sinh viên đánh giá giảng viên

ĐẠI LÂM
ĐẠI LÂM

TTO - Thực tế khá phũ phàng là thầy dạy giỏi, trách nhiệm chưa chắc đã được 'điểm' cao bằng thầy dễ tính, không điểm danh, chấm điểm cao...

Phũ phàng sinh viên đánh giá giảng viên - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Open Colleges

Đối với các trường đại học, việc đánh giá giảng viên đã trở thành công việc thường xuyên trong nhiều năm qua.

Là người trong cuộc, tôi ủng hộ việc này nhưng vẫn không tránh khỏi những băn khoăn, trăn trở, nhất là song song với việc đánh giá đó thì sinh viên còn được quyền chọn giảng viên đối với những học phần có từ 2 giảng viên phụ trách trở lên.

Thỉnh thoảng tôi đăng nhập vào một dạng "mạng nội bộ", thấy sinh viên mách nhau chuyện này khi có một sinh viên nào đó hỏi nhờ hướng dẫn xem môn học này nên đăng ký thầy cô nào.

Rất nhiều hướng dẫn nhiệt tình vẫn quanh quẩn theo kiểu: chọn thầy A vì thầy rất dễ, chỉ điểm danh buổi đầu và buổi cuối, cho điểm kiểm tra rất cao hoặc nên chọn cô B vì cô chấm thi dễ, miễn có chữ là qua môn.

Có bạn nhiệt tình hơn còn tư vấn đừng chọn cô C vì cô chấm điểm rất chặt, làm 2 câu vẫn rớt và "phán" hình như cho sinh viên rớt là kiểu của cô. Chỉ những sinh viên học cô C được điểm cao mới lên tiếng giải thích rằng mình học cô nhưng vẫn qua môn ngon lành, không học thì rớt lại là đúng chứ kêu ca nỗi gì.

Dẫu biết rằng đây chỉ là một phần chứ không phải tất cả, nhưng rõ ràng thực tế có một bộ phận sinh viên chỉ quan tâm đến điểm số chứ chưa chú ý đến kiến thức, kỹ năng, thái độ mà mình sẽ được trang bị khi học với giảng viên. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của giảng viên muốn dễ dãi với sinh viên để được các em chọn học.

Tôi nhiều lần nói trước lớp: không có chuyện thầy này cô kia chấm điểm đắt hay rẻ, chỉ có chấm đúng hay sai mà thôi. Việc điểm danh là thầy cô làm theo quy định và đó là để đảm bảo sự công bằng cho tất cả sinh viên.

Khi tôi phân tích trước cả lớp thì không ai nói gì, nhưng sau đó trên mạng thì điệp khúc "chọn thầy không điểm danh, chấm điểm cao" vẫn... tràn trề.

Sinh viên đánh giá giảng viên, được chọn giảng viên để học là việc cần thiết phải làm vì điều đó giúp người thầy có thể tự nhìn nhận lại bản thân, đồng thời có thêm động lực để phấn đấu, hoàn thiện bản thân hơn.

Mặt khác, còn giúp mỗi sinh viên - những người đã đủ tuổi công dân - thể hiện trách nhiệm với việc học của bản thân mình, với sự phát triển chung của nhà trường.

Thực tế khá phũ phàng là thầy dạy giỏi, trách nhiệm chưa chắc đã bằng thầy dễ tính "không điểm danh, chấm điểm cao", liệu có thay đổi được không?

TTO - Nhằm điều chỉnh hoạt động giáo dục, giảng dạy phù hợp với nguyện vọng của học sinh, nhiều trường học đã tổ chức lấy ý kiến, cho học sinh 'chấm điểm' thầy cô. Song việc này cũng gây băn khoăn...

ĐẠI LÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM công bố phương thức xét tuyển mới

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa công bố thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2025, trong đó lần đầu áp dụng phương thức xét tuyển mới.

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM công bố phương thức xét tuyển mới

Lịch thi vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố năm 2025

Tỉnh Bạc Liêu tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026 sớm nhất cả nước, từ ngày 22 đến 24-5-2025. Vĩnh Long là nơi duy nhất tổ chức kỳ thi vào tháng 7-2025.

Lịch thi vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố năm 2025

Trường mở cửa đón học sinh trong hè

Với thông tư 29 về dạy thêm học thêm, nhà trường không thể tổ chức dạy các môn học văn hóa trong thời gian hè cho học sinh. Thay vào đó, nhiều trường đã lên kế hoạch hè bằng các hình thức hoạt động câu lạc bộ đa dạng, phong phú.

Trường mở cửa đón học sinh trong hè

ĐH Duy Tân đào tạo từ 4-7 tín chỉ AI và khởi nghiệp cho sinh viên

Đại học (ĐH) Duy Tân giảng dạy và huấn luyện bắt buộc các kỹ năng trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) và kiến thức Khởi nghiệp cho tất cả các sinh viên bậc đại học kể từ khóa mới K-31 (năm học 2025-2026).

ĐH Duy Tân đào tạo từ 4-7 tín chỉ AI và khởi nghiệp cho sinh viên

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar