27/09/2017 14:42 GMT+7

Phụ nữ Việt nạo phá thai nhiều nhất châu Á

L.ANH - T.DƯƠNG
L.ANH - T.DƯƠNG

TTO - Mỗi năm Việt Nam có 250.000-300.000 ca nạo phá thai được báo cáo chính thức và đứng đầu châu Á về tỉ lệ nạo phá thai…

Phụ nữ Việt nạo phá thai nhiều nhất châu Á - Ảnh 1.

Gần 40% phụ nữ mang thai ngoài ý muốn do tránh thai thất bại - Đồ họa: Trang Trần

Những con số rất đáng chú ý này được thông báo tại Hội thảo về lợi ích của việc tránh thai, được Bộ Y tế tổ chức ngày 26-9 tại Hà Nội.

Nguy cơ do thiếu hiểu biết

Bệnh viện Đa khoa quận Hà Đông, Hà Nội đang chăm sóc một trẻ sơ sinh tên là Q.T.T.. Bé được sinh non khi thai nhi mới 28 tuần tuổi và nặng 1,4kg. Sau sinh được vài ngày, mẹ bé gửi con để đi ăn sáng rồi... đi luôn. Bị mẹ bỏ, bé T. được các thầy thuốc và người nuôi bệnh cùng phòng săn sóc, chờ bé cứng cáp sẽ chuyển bé lên trung tâm bảo trợ xã hội săn sóc.

Bé T. chỉ là một trong số rất nhiều trẻ bị bỏ rơi ở bệnh viện, cổng chùa, góc vườn, góc nhà do mẹ bé mang thai ngoài ý muốn.

Ông Mai Xuân Phương (Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế) cho biết: điều tra gần đây về thanh niên và vị thành niên ở một số quốc gia cho thấy tuổi có quan hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm. "Các bạn vị thành niên, thanh niên có quan hệ tình dục khi không hiểu biết về tránh thai nên gặp nhiều nguy cơ: có thai ngoài ý muốn, sai lầm trong tránh thai.

Phụ nữ Việt nạo phá thai nhiều nhất châu Á - Ảnh 2.

Các biện pháp tránh thai, từ "truyền thống" đến hiện đại - Đồ họa: Trang Trần

Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Theo ông Phương, cần lưu ý tình trạng lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. "Các bạn trẻ vị thành niên, thanh niên do không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc (chỉ nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp 1 lần/tháng và tối đa là 2 lần/tháng) nên đã dùng sản phẩm này nhiều lần trong tháng và dùng liên tục nhiều tháng" - ông Phương nói.

Hậu quả của việc lạm dụng là ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ, ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai. Nhiều khi tránh thai nhưng vẫn có thai do lạm dụng thuốc dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc.

Theo giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng - phó chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam, chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM, lâu lâu uống thuốc tránh thai khẩn cấp thì được nhưng nếu lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, một tháng uống 3-4 lần thì sau này sẽ bị rối loạn kinh nguyệt.

Phụ nữ Việt nạo phá thai nhiều nhất châu Á - Ảnh 3.

Khu vực khám, tư vấn, "kế hoạch" tại một bệnh viện phụ sản ở TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

7 năm phá thai 6 lần

Hiện mỗi ngày tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Hùng Vương có khoảng 150 ca đến phá thai. Theo các chuyên gia, nước ta cần thay đổi biện pháp tuyên truyền để phụ nữ chủ động tránh thai.

TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, cho biết năm 2016 bệnh viện này có 15.129 ca đến nạo phá thai. Sáu tháng đầu năm 2017, có 7.143 phụ nữ đến phá thai, độ tuổi từ 18-25 chiếm đến 1.646 ca. Trung bình một ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 60-70 ca phá thai. Trong độ tuổi từ 18-25 tuổi, không ít thiếu nữ phá thai đến 2-3 lần, thậm chí có người phá thai đến 6 lần.

Tại buổi tọa đàm "Giúp phụ nữ tiếp cận phương pháp ngừa thai hiện đại" được báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức vào ngày 26-9, giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng kể rằng bà vẫn nhớ như in đến một cô bé còn rất trẻ nhưng đã bị tử vong do đi nạo phá thai ở bên ngoài bệnh viện và bị tai biến. Cô bé này được đưa đến Bệnh viện Từ Dũ cấp cứu nhưng các bác sĩ đã không cứu được.

Có nhiều "cô bé" vì sợ bị lộ thông tin nên đã đến những phòng mạch để hút thai ra và có thể bị thủng tử cung. Khi bị thủng tử cung nếu được đưa vô bệnh viện ngay, người bệnh sẽ được nạo hút thai, khâu lỗ thủng lại. Nhưng có những trường hợp bị thủng lên trên làm thủng luôn ruột mà nếu không xử lý kịp (trong ruột nhiều vi trùng), thủng ruột gây viêm phúc mạc, khi mổ phải cắt cả tử cung, cắt thêm một đoạn ruột.

Và có những tai biến dù xử lý đúng kỹ thuật, vô trùng thì cũng có những trường hợp nghiêm trọng, đó là khi nạo đã làm tổn thương niêm mạc tử cung, dính buồng tử cung, sau này rất khó có khả năng có thai. Có trường hợp bị viêm tử cung, viêm âm đạo trước đó, nay thêm hút thai, có thể làm viêm, tắc hai vòi trứng, sau này không có thai bình thường được mà phải thụ tinh ống nghiệm. Bên cạnh đó, trẻ bị phá thai sẽ có những chấn thương về mặt tâm lý suốt cuộc đời.

Theo giáo sư Ngọc Phượng, nếu chưa muốn có con phụ nữ nên chủ động tránh thai. Và để đạt được điều này nên thay đổi cách tuyên truyền, không nên chỉ rao rảng như "Tuổi học trò, tuổi sinh viên nên sống lành mạnh, không nên quan hệ tình dục...", mà nên tuyên truyền ở tuổi này nếu có quan hệ tình dục thì phải nghĩ đến quan hệ an toàn, tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tránh có thai ngoài ý muốn. Nhiều nước đã thay đổi cách tuyên truyền như vậy và đã thành công khi tỉ lệ nạo phá thai giảm hẳn.

Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế, mỗi năm VN có 250.000-300.000 ca nạo phá thai (như năm 2016 là trên 260.000 ca), tuy nhiên đây chỉ là con số được báo cáo, còn thực tế chưa thể thống kê được.

Tổ chức Y tế thế giới xếp VN vào danh sách những nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới và là nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất châu Á.

L.ANH - T.DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

Những cò mồi lăng mạ, chửi bới các bác sĩ và người bệnh khi bệnh nhân không theo họ vào những phòng khám tư.

Hà Nội: Bắt nhóm cò mồi và nhân viên phòng khám

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar