19/10/2020 12:01 GMT+7

Phụ nữ 30+ trên phim: Theo đuổi tình yêu hay sự nghiệp và những tranh cãi bất tận

THỤC NGHI
THỤC NGHI

TTO - Với sự phát triển của thời đại và "thời kinh tế phụ nữ" đã đến, 80% phim điện ảnh và phim truyền hình đã sớm không còn xem nam giới là đối tượng chính của khán giả, thay vào đó nhân vật nữ bắt đầu trở thành trọng tâm của câu chuyện.

Phụ nữ 30+ trên phim: Theo đuổi tình yêu hay sự nghiệp và những tranh cãi bất tận - Ảnh 1.

Hình tượng người phụ nữ mạnh mẽ trên màn ảnh ngày càng cuốn hút đối tượng nữ khán giả - Ảnh: Weibo

Gần đây, với cơn sốt của dòng phim phụ nữ 30+ như Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng, 30 chưa phải là hết… hình tượng người phụ nữ chững chạc trở thành điểm xem lôi cuốn khán giả, thì việc mở rộng khai thác chủ đề phụ nữ rõ ràng có liên quan chặt chẽ đến tình trạng của phụ nữ thời nay.

Trong các sản phẩm văn hóa đại chúng, nhân vật nữ dần trở nên tròn trịa hơn, điển hình là hình tượng nhân vật Cố Giai (Đồng Dao đóng) trong phim 30 chưa phải là hết, đã gây ra nhiều cuộc tranh luận, thậm chí biến thành tranh cãi, là vì hình tượng này đụng chạm đến rất nhiều "Hoa Mộc Lan hiện đại", khiến họ suy ngẫm và có cái nhìn trực diện về hoàn cảnh của bản thân.

Cố Giai vừa là người lãnh đạo đích thực của công ty pháo hoa, vừa là mẹ hiền vợ đảm trong gia đình, nhìn bề ngoài cô dường như hoàn thành tốt cả hai vai trò, nhưng thực chất cô đang ở trong hoàn cảnh khó khăn của "Hoa Mộc Lan hiện đại".

Phụ nữ 30+ trên phim: Theo đuổi tình yêu hay sự nghiệp và những tranh cãi bất tận - Ảnh 2.

Các bộ phim thể loại phụ nữ 30+ liên tiếp tạo tiếng vang, cách xử lý vấn đề phụ nữ chỉn chu và bám sát hiện thực - Ảnh: Sohu

Từ không gian xã hội mà nhân vật Cố Giai phấn đấu có thể thấy, phụ nữ càng có năng lực và tham vọng lại càng dễ bị bó buộc trong khuôn khổ, ham muốn vật chất ngày càng tăng lên đã vùi lấp gốc rễ bi kịch gia đình.

Hình tượng của nhân vật Cố Giai đã góp phần tạo nên hiệu ứng tiếng vang cho bộ phim 30 chưa phải là hết, điều này cũng cho thấy, chỉ cần tái hiện thành công hoàn cảnh thực tế của phụ nữ hiện đại, thể loại phim phụ nữ 30+ lập tức thu hút sự chú ý của khán giả, trở thành phim ăn khách.

Hơn nữa, phim truyền hình có đặc điểm mô tả cuộc sống thường nhật và câu chuyện kéo dài, đã sớm thay thế phim điện ảnh và trở thành không gian thảo luận thật sự. Nhiều bộ phim phụ nữ 30+ khắc họa chân thật hoàn cảnh của phụ nữ hiện đại, thậm chí có thể trở thành phương tiện quan trọng để phụ nữ hiện đại tự giáo dục bản thân.

Phụ nữ 30+ trên phim: Theo đuổi tình yêu hay sự nghiệp và những tranh cãi bất tận - Ảnh 3.

Ý thức nổi dậy của phái nữ và sự thay đổi môi trường kinh tế xã hội là yếu tố thu hút khán giả đối với dòng phim phụ nữ 30+ - Ảnh: Ifeng

Phụ nữ 30+ cố gắng khai thác mở rộng

Những năm gần đây ngày càng xuất hiện nhiều bộ phim kể về những người phụ nữ thành công ngoài xã hội, nhưng lâu dần lại khiến khán giả cảm thấy nhàm chán, một nguyên nhân quan trọng là trong đó tràn ngập hình tượng Mary Sue.

Mô tuýp Mary Sue tương tự như câu chuyện Cinderella (Lọ lem) thay đổi số phận bằng cách kết hôn với người đàn ông có tiền có quyền, đây chỉ là một bộ sách mới mà xã hội nam quyền soạn ra đối với sự cuộc tranh đấu đòi độc lập của phụ nữ.

Hollywood còn sáng tạo ra loại bí ẩn về cuộc đấu tranh độc lập của phụ nữ, thay đổi việc theo đuổi sự giàu có và địa vị của phụ nữ thông qua tình yêu, tiêu biểu nhất là bộ phim Bữa sáng ở Tiffani, kể về một cô gái tỉnh lẻ đến New York tìm kiếm cơ hội và niềm khao khát của cải vật chất của cô, đã chạm vào một nhóm phụ nữ thành thị độc thân.

Những câu chuyện muôn hình vạn trạng này dùng cách đồng cảm hoặc an ủi liên tục tẩy não phụ nữ, khiến phụ nữ xem việc từ bỏ đấu tranh giành độc lập như lựa chọn tự do của mình.

Phụ nữ 30+ trên phim: Theo đuổi tình yêu hay sự nghiệp và những tranh cãi bất tận - Ảnh 4.

Trong phim Bữa sáng ở Tiffani, nhân vật Holly do Audrey Hepburn thể hiện một lòng muốn chinh phục đàn ông có tiền có quyền để thay đổi vận mệnh của mình - Ảnh: bookriot

Mặt khác, dòng phim phụ nữ 30+ thường xuất hiện những cuộc đọ sức giữa nam và nữ ở văn phòng, thậm chí còn được miêu tả một cách sống động, càng khiến khán giả có lý do mong đợi thể loại phụ nữ 30+ sẽ có nhiều câu chuyện tích cực hơn về cuộc đấu tranh độc lập của phụ nữ.

Nhiều nữ khán giả quan tâm là làm thế nào xây dựng tình bạn khăng khít trong dòng phim phụ nữ 30+, điển hình là series phim Hoan lạc tụng dùng quan hệ tiền bạc như một thước đo tình bạn giữa những người phụ nữ, ba người phụ nữ gặp khó khăn về tài chính bày tỏ sự tán thưởng, sùng bái và ỷ lại đối với hai người phụ nữ thượng lưu giàu có, liệu điều đó có được gọi là tình bạn giữa những người phụ nữ?

Phụ nữ 30+ trên phim: Theo đuổi tình yêu hay sự nghiệp và những tranh cãi bất tận - Ảnh 5.

Trong phim Hoan lạc tụng, biên kịch đã khai thác tình bạn giữa những người phụ nữ, nhưng lại gây tranh cãi cho cư dân mạng khi dùng tiền bạc làm thước đo - Ảnh: Weibo

Trong phim 30 chưa phải là hết cách thể hiện tình bạn có sự chỉn chu nhất định, nhưng làm thế nào thể hiện sức hấp dẫn riêng của từng cá tính, làm thế nào duy trì bản thân trong thế giới tình cảm tập thể, những điểm này còn rất nhiều không gian khai thác và hy vọng tình bạn bền chặt như vậy có thể xuất hiện và tỏa sáng ở dòng phim phụ nữ 30+.

Làm thế nào thoát khỏi các rào cản để trở thành phụ nữ đích thực? Làm thế nào để việc theo đuổi tình yêu và theo đuổi sự nghiệp không ở thế đối lập nhau? Các nội dung thảo luận phong phú hơn đang chờ ở dòng phim phụ nữ 30+, cố gắng khai thác mở rộng.

Thể loại phim đương đại vốn dĩ nên phản ánh xã hội hiện thực, khán giả càng hi vọng nhìn thấy những hình ảnh chân thật trong cuộc sống, đồng thời dựa vào đó rút tỉa kinh nghiệm và gửi gắm tình cảm.

Phụ nữ 30+ trên phim: Theo đuổi tình yêu hay sự nghiệp và những tranh cãi bất tận - Ảnh 6.

Gần đây, dòng phim phụ nữ 30+ đã trở thành đề tài được nữ khán giả quan tâm, nhất là khi người xem chìm đắm trong những thăng trầm của cốt truyện và diễn tiến nội tâm của nhân vật nữ chính - Ảnh: Sina

30 chưa phải là hết... nhưng chuyện tình có phải rất khó khăn?

TTO - 30 chưa phải là hết, tên một bộ phim truyền hình Trung Quốc với tuyên ngôn đơn giản nhưng chính xác về lứa tuổi này: cuộc đời vẫn tiếp diễn, bi kịch còn nhưng đồng thời những trải nghiệm tuyệt vời vẫn đang chờ đón.

THỤC NGHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thời đại cuồng dã của Thư Kỳ tại Cannes: Liều thuốc chữa mất ngủ hoàn hảo?

Dù nhận tràng pháo tay kéo dài 7 phút tại Cannes, Thời đại cuồng dã vẫn gây chia rẽ giới phê bình, nhận về loạt đánh giá trái chiều.

Thời đại cuồng dã của Thư Kỳ tại Cannes: Liều thuốc chữa mất ngủ hoàn hảo?

Người sáng tác nhiều hit của The Carpenters qua đời; Bắc Bling có phiên bản mới

Một số tin tức nổi bật: Bắc Bling có phiên bản mới; Khán giả vẫn chê Nguyễn Duyên Quỳnh hát Viết tiếp câu chuyện hòa bình; Lưu Vũ Ninh và Tống Tổ Nhi gây sốt nhờ Khom lưng; Ali Hoàng Dương vẫn không bật lên được với EP đầu tay...

Người sáng tác nhiều hit của The Carpenters qua đời; Bắc Bling có phiên bản mới

Hào quang của Cannes lu mờ

Người săn phim mới giảm mạnh, nhà hàng vắng khách, loạt băng rôn khổng lồ từng phủ kín đại lộ Croisette nay biến mất, thảm đỏ thiếu vắng những bộ trang phục lộng lẫy... khiến ánh hào quang của Cannes phai nhạt.

Hào quang của Cannes lu mờ

Cannes bước qua ngày cuối cùng với hai phim xuất sắc và giải Palm Dog danh giá

Liên hoan phim Cannes bước sang ngày thứ 10 với không khí sôi động, khi hai tác phẩm cuối cùng trong danh sách tranh giải Cành cọ vàng The Mastermind và Young Mothers chính thức ra mắt và nhận phản hồi nồng nhiệt từ giới phê bình.

Cannes bước qua ngày cuối cùng với hai phim xuất sắc và giải Palm Dog danh giá

Phim về bệnh AIDS đoạt giải, Scarlett Johansson và Kristen Stewart trắng tay tại Cannes

Hollywood không áp đảo cuộc chơi. The Chronology of Water của Kristen Stewart và Eleanor the Great của Scarlett Johansson đều không được xướng tên ở bất kỳ hạng mục nào.

Phim về bệnh AIDS đoạt giải, Scarlett Johansson và Kristen Stewart trắng tay tại Cannes

Không chỉ ở Việt Nam, phim Doraemon mới cũng gây tranh cãi lồng tiếng tại Nhật

Một số tin tức nổi bật: Phim Doraemon mới cũng từng gây tranh cãi với vai lồng tiếng khách mời tại Nhật; Alex Garland đạo diễn phim live-action Elden Ring; Yoasobi thắng lớn tại Music Awards Japan 2025...

Không chỉ ở Việt Nam, phim Doraemon mới cũng gây tranh cãi lồng tiếng tại Nhật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar