14/10/2022 19:09 GMT+7

Phụ huynh Trung Quốc đổ xô cho con học ở Malaysia, Thái Lan, vì sao?

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Học phí rẻ hơn, có các trường đại học phương Tây danh tiếng liên kết với trường quốc tế trong khu vực... là những yếu tố thu hút phụ huynh Trung Quốc.

Phụ huynh Trung Quốc đổ xô cho con học ở Malaysia, Thái Lan, vì sao? - Ảnh 1.

Học sinh Trung Quốc trong lớp học - Ảnh: XINHUA

Hiện nay, nhiều gia đình trung lưu ở Trung Quốc đã chuyển ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội giáo dục cho con cái. Họ coi đó như một cách thoát khỏi "gaokao" - kỳ thi tuyển sinh đại học siêu cạnh tranh của Trung Quốc, theo báo South China Morning Post.

Đông Nam Á, với các trường quốc tế liên kết với một số đại học danh tiếng của phương Tây, chính là bệ phóng cho những ước mơ đó.

Ông Jenson Zhang - người sáng lập Vision Education, một cơ quan giáo dục có trụ sở tại Chiang Mai, Thái Lan - cho biết: "Hầu hết các gia đình Trung Quốc chúng tôi tư vấn đều hướng tới mục tiêu nhập học vào các trường đại học quốc tế phương Tây liên kết trong khu vực".

Những "ứng cử viên" sáng giá được họ chọn là Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Theo báo cáo năm 2022 của New Oriental, một nhà cung cấp dịch vụ giáo dục tư nhân hàng đầu tại Trung Quốc, làn sóng học tập ở Mỹ đã giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang và những lo ngại như bạo lực súng đạn và phản ứng với COVID-19 của Mỹ.

Báo cáo cho thấy chất lượng giáo dục và an toàn cá nhân là hai yếu tố được sinh viên Trung Quốc cân nhắc hàng đầu khi quyết định địa điểm du học, dù ở cấp trung học hay đại học.

Chỉ 30% người được hỏi chọn Mỹ là lựa chọn đầu tiên của họ trong năm nay, giảm so với mức gần 50% vào năm 2015.

Trong nửa đầu năm 2022, Mỹ chỉ cấp 31.055 thị thực du học F-1 cho công dân Trung Quốc, giảm so với mức 64.261 thị thực của cùng kỳ năm 2019.

Trái lại, các điểm đến Đông Nam Á đã trở thành địa điểm học tập khả thi cho sinh viên Trung Quốc.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy năm 2021, có 19.202 sinh viên Trung Quốc đăng ký du học Malaysia, tăng hơn 150% so với năm trước (8.876 ứng viên).

Theo ông Jenson Zhang, Thái Lan cũng nổi lên là một lựa chọn hợp lý vì học phí quốc tế rẻ hơn, dao động từ 40.000 - 80.000 nhân dân tệ/năm.

"Chúng tôi đang nhắm mục tiêu các gia đình có thu nhập khả dụng từ 200.000 - 300.000 nhân dân tệ/năm. Trong khi giáo dục quốc tế ở Mỹ hoặc Anh sẽ đòi hỏi một khung giá trên 600.000 nhân dân tệ/năm", ông Zhang nói.

Một nghiên cứu của Đại học Kasetsart (Thái Lan) vào năm 2022 cho thấy sinh viên Trung Quốc là nguồn du học sinh quốc tế chính ở Thái Lan kể từ năm 2006, chiếm tỉ lệ 40%. Con số đó tăng gấp đôi trong vòng 9 năm từ 5.611 sinh viên vào năm 2009 lên 11.993 sinh viên vào năm 2019.

Chất lượng giáo dục đại học cũng là yếu tố thu hút phụ huynh Trung Quốc. Ông Jason Tan, giáo sư Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore (NTU), cho biết các trường đại học của đất nước này xếp hạng trong nhóm hàng đầu ở châu Á và trên toàn cầu đã hấp dẫn các gia đình khá giả từ Trung Quốc.

Làn sóng di cư giáo dục 'không thể kết thúc'

Giáo sư Aaron Koh ở Đại học Hong Kong cho biết chính những thay đổi chính sách ở đại lục là nguyên nhân quan trọng dẫn đến làn sóng di cư giáo dục.

Các nhà lập pháp Trung Quốc gần đây đã đề xuất cắt giảm giờ học tiếng Anh trong trường học, mà được nhiều người hiểu là một nỗ lực nhằm hạn chế ảnh hưởng của phương Tây. Sau khi gây ra phản ứng dữ dội trên mạng, Bộ Giáo dục tuyên bố sẽ từ chối đề xuất, nhưng nhấn mạnh vào việc "quảng bá văn hóa Trung Quốc".

Theo ông Koh, việc giảm giờ tiếng Anh sẽ thúc đẩy các bậc cha mẹ trung lưu gửi con cái họ ra nước ngoài học tập. Trước mắt họ chuyển sang Đông Nam Á để con học bậc trung học. Họ tận dụng lợi thế của việc sử dụng tiếng Anh phổ biến ở Singapore, Malaysia và liên kết với các thương hiệu giáo dục được công nhận trên toàn thế giới. "Đây sẽ là một xu hướng tiếp tục", ông Koh nhấn mạnh.

Một phụ huynh Trung Quốc bị tòa Mỹ phạt 250.000 USD vì bỏ 400.000 USD chạy trường cho con

TTO - Thẩm phán Mỹ tuyên phạt một bà mẹ người Trung Quốc đang sống tại Canada 250.000 USD sau khi bà thừa nhận đã bỏ 400.000 USD để “chạy” cho con trai vào học Trường ĐH California ở Los Angeles (UCLA).

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Hè này, Thảo cầm viên tổ chức hơn 20 hoạt động trải nghiệm giúp các em thiếu nhi rèn luyện kỹ năng trong môi trường thiên nhiên trong lành, hướng đến hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại.

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

'Khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, chúng ta có quyền công bố rộng rãi, chắc chắn chúng ta là nước duy nhất trong ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông'.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Nhiều cơ hội đang mở rộng cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tại Nam Úc. Ngược lại, một số tổ chức giáo dục Nam Úc cũng rất quan tâm đến thị trường TP.HCM.

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar