27/09/2023 19:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phụ huynh lớp 1 tố cô giáo thu quỹ 10 triệu đồng 1 học sinh

Đầu năm học 2023-2024, lớp 1/2 Trường tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, TP.HCM, thu quỹ phụ huynh đến 10 triệu đồng/học sinh. Mới vào học được vài tuần, quỹ này đã chi hơn 260 triệu đồng.

Bảng thu chi quỹ PHHS do phụ huynh cung cấp - Ảnh: NVCC

Bảng thu chi quỹ PHHS do phụ huynh cung cấp - Ảnh: NVCC

Trao đổi với Tuổi Trẻ, phụ huynh lớp này cho biết hồi cuối tháng 8, trong buổi họp đầu năm, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu mỗi phụ huynh đóng 10 triệu đồng tiền quỹ để dùng chi tiêu trong 5 năm. Lớp có sĩ số 32 học sinh, trong đó có những phụ huynh không đồng ý nhưng vẫn phải đóng.

Theo bảng thu chi mà phụ huynh gửi cho Tuổi Trẻ, đầu năm học 2023 - 2024, quỹ phụ huynh lớp 1/2 thu được 310 triệu đồng. Tuy nhiên chỉ mới mười mấy ngày nhưng quỹ này đã chi tới 260.328.500 đồng.

Cụ thể, quỹ lớp này đã chi những khoản: Chi ứng trước cho nhà thầu sửa chữa phòng học (150 triệu đồng); Chi quỹ cho cô Thủy mua quà cho học sinh ngày 21-8, mua đồ trang trí lớp, mua cây xanh để ở lớp: 10 triệu đồng; Chi thanh toán tiền sửa chữa phòng học: 50 triệu đồng; Chi phí văn nghệ: 4 triệu đồng; Chi tiền sơn bàn ghế, lót gạch bên hông: 5,5 triệu đồng; 

Chi cho cô Thu mua đồ dùng cho học sinh và đồ để vệ sinh lớp: 2.783.500 đồng; Chi tiền mua micro gắn loa có sẵn từ ti vi: 1.530.000 đồng; Chi ăn uống và gấu bông các buổi tập văn nghệ: 5.046.000 đồng; Chi tiền mua vải thun làm rèm treo thay đồ cho các con: 277.000 đồng; 

Chi hỗ trợ nguyên năm cô Thu nhờ thêm người bưng bê dọn dẹp ăn trưa trước lớp: 1.500.000 đồng; Chi tiền hỗ trợ cô Thu nguyên HKI: 4 triệu; Tiền hòa mạng Internet và đóng cước 6 tháng: 1.620.000 đồng; Chi trả tiền còn lại chi phí xây dựng lớp cho bên thầu xây dựng: 20 triệu đồng; Chi tiền trang phục chị Hằng, chú Cuội: 1,5 triệu đồng; Chi tiền lồng đèn: 2,572 triệu đồng...

Chị N.T. - một phụ huynh - nói: "Đến lúc sửa chữa xong, chi ra mới phát hiện sửa chữa hết hơn 260 triệu. Chi trước rồi mới báo lại cho phụ huynh, đâu có được, người ta đóng 10 triệu đồng có nghĩa chi gì thì phải thông báo trước để hỏi ý kiến phụ huynh có đồng ý hay không. Tự nhiên cái gì mà trồng bông, trồng hoa, lót sàn, mạng Internet cũng phụ huynh đóng vậy vai trò của nhà trường đâu. 

Chi những khoản vô cớ, làm lồng đèn hết 4 triệu, múa 8 triệu, múa khai giảng thôi mà chi tới mức đó. Thu chi không có thông báo, thu trước mới đưa ra thông báo, không hóa đơn, không đóng mộc, cứ cô kêu là chi. Sau khi phụ huynh phản ứng thì cô mới hẹn lên để trả tiền bảo mẫu, giờ quỹ còn năm mươi mấy triệu thôi".

"Tôi rất bức xúc. Chúng tôi muốn được tôn trọng, việc thu chi phải báo trước với phụ huynh chứ không phải chi rồi mới thông báo" - phụ huynh T. nhấn mạnh.

Có ba con đã và đang học tại trường, anh Q. (phụ huynh lớp 1/2) cũng bức xúc vì mức thu mọi năm chỉ 6-7 triệu đồng, riêng năm nay lại tăng lên 10 triệu đồng.

Anh Q. nói thêm rằng với hai đứa con đầu "thì chuyện đó cũng bình thường, tiền đóng vào để chi cho nhiều thứ, tới năm nay về các mục thì giống như năm rồi, riêng về số tiền chi ra cho các mục lại quá cao. Hơn 260 triệu đồng mà chi chỉ trong nửa tháng, cao hơn mặt bằng chung, cao hơn cả nhu cầu. 

Nếu dùng vật tư xa xỉ thì thấy cũng vô lý, em bé ở đó có 5 năm mà mình chỉ sửa phòng chứ không xây mới. Giờ người ta xây nguyên căn nhà 200 triệu đồng mà sửa cái phòng đã hơn 200 triệu đồng thì số tiền quá lớn".

Trả lời báo VnExpress sáng 27-9, bà Bùi Thị Hải Yến, hiệu trưởng Trường tiểu học Hồng Hà, xác nhận lớp 1/2 có dự tính các khoản thu chi như trên. Bà đã yêu cầu lớp này tạm dừng việc này để phụ huynh xem xét lại.

"Trường không biết số tiền thu chi cho đến khi nhận được phản ánh...", bà Yến khẳng định trường không yêu cầu hay kêu gọi phụ huynh đóng quỹ hay hỗ trợ bất cứ khoản nào.

PV Tuổi Trẻ Online đã đến trường cũng như gọi điện và nhắn tin nhiều lần đề nghị được gặp hiệu trưởng Trường tiểu học Hồng Hà để lắng nghe ý kiến về những bức xúc này của phụ huynh, nhưng không nhận được câu trả lời chính thức từ nhà trường.

'Rút ruột' quỹ phụ huynh, hiệu trưởng và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh bị khởi tố

TTO - Hiệu trưởng và trưởng ban đại diện hội cha mẹ học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Sơn bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản chính thức về việc khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó kỳ khảo sát sẽ diễn ra ngày 16-6.

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar