21/06/2012 10:48 GMT+7

Phụ cấp công vụ có được xem là phụ cấp lương?

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP(Văn phòng luật sư Gia Thành)
Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP(Văn phòng luật sư Gia Thành)

TTO - * Tôi là công chức. Xin hỏi mức phụ cấp công vụ theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15-4-2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ có được xem là "khoản phụ cấp lương" để làm căn cứ tính làm thêm giờ theo quy định tại Tiết a1, Điểm 2, Phần 2 Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT/BNV-BTC hay không?

Ngoài ra, những khoản nào được xem là "khoản phụ cấp lương" để làm căn cứ tính làm thêm giờ theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT/BNV-BTC nêu trên?

(Một bạn đọc)

- Trả lời:

Theo Phần 2 Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT/BNV-BTC, ngày 5-1-2005 của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức; quy định về nguyên tắc và căn cứ tính chế độ trả tiền lương làm thêm giờ như sau:

1. Nguyên tắc: tiền lương làm thêm giờ được tính theo số giờ thực tế làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn.

2. Căn cứ tính:

a) Tiền lương giờ dùng làm căn cứ để tính trả tiền lương làm thêm giờ được xác định bằng tiền lương của một tháng chia cho số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một tháng. Trong đó:

a1) Tiền lương của một tháng, bao gồm: mức lương hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Cơ quan, đơn vị được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung thì tiền lương của một tháng cũng được điều chỉnh tăng thêm tương ứng.

a2) Số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một tháng được xác định bằng số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một ngày nhân với số ngày làm việc tiêu chuẩn trong một tháng.

Số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một ngày là 8 giờ. Riêng đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - thương binh và xã hội ban hành được thực hiện rút ngắn thời giờ làm việc trong một ngày theo quy định.

Số ngày làm việc tiêu chuẩn trong một tháng là 22 ngày.

Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định về các chế độ phụ cấp lương như sau:

1. Phụ cấp thâm niên vượt khung.2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo.3. Phụ cấp khu vực.4. Phụ cấp đặc biệt.5. Phụ cấp thu hút.6. Phụ cấp lưu động.7. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.8. Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc gồm: a) Phụ cấp thâm niên nghề; b) Phụ cấp ưu đãi theo nghề; c) Phụ cấp trách nhiệm theo nghề; d) Phụ cấp trách nhiệm công việc; đ) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh.

Vậy chiếu theo các quy định pháp luật nêu trên, các khoản phụ cấp lương được quy định tại Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP được tính để làm căn cứ tính tiền lương làm thêm giờ theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT/BNV-BTC.

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP(Văn phòng luật sư Gia Thành)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người Việt công tác nước ngoài nợ thuế ở trong nước, được nhập cảnh không?

Người đang đi công tác nước ngoài khi biết mình bị tạm hoãn xuất cảnh vì thuế, họ muốn về giải quyết vụ thuế thì khi về Việt Nam có được nhập cảnh không?

Người Việt công tác nước ngoài nợ thuế ở trong nước, được nhập cảnh không?

Giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con vào thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?

* Tôi là giáo viên cấp II, vợ tôi sinh con khi tôi đang nghỉ hè, vậy xin hỏi tôi có được nghỉ bù sau thời gian nghỉ hè không? - Anh Hà Xuân Nhân (Quảng Ngãi)

Giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con vào thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?

Định cư ở nước ngoài theo diện kết hôn, muốn rút bảo hiểm xã hội 1 lần được không?

Tôi đã có visa F1 theo diện hôn phu bảo lãnh, nay tôi muốn rút một lần bảo hiểm xã hội đã đóng được 9 năm. Hiện tôi mới nghỉ việc được 1 tháng để chờ xuất cảnh.

Định cư ở nước ngoài theo diện kết hôn, muốn rút bảo hiểm xã hội 1 lần được không?

Di chúc viết tay có được công nhận không?

Bố tôi để lại bản di chúc viết tay, vậy di chúc này có hợp pháp không?

Di chúc viết tay có được công nhận không?

Ba làm di chúc để lại nhà cho tôi, chị tôi làm chứng, có được không?

Ba tôi là thương binh 1/4, khi mất có để cho tôi một căn nhà, lập di chúc bằng văn bản có công chứng.

Ba làm di chúc để lại nhà cho tôi, chị tôi làm chứng, có được không?

Khi chấm dứt nuôi con nuôi thì con nuôi có đương nhiên được giao lại cho cha mẹ ruột không?

Tôi nhận con nuôi, giờ hoàn cảnh khó khăn không nuôi tiếp được, vậy khi tôi chấm dứt thủ tục nuôi con nuôi thì đứa trẻ có đương nhiên về với cha mẹ ruột không?

Khi chấm dứt nuôi con nuôi thì con nuôi có đương nhiên được giao lại cho cha mẹ ruột không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar