06/12/2019 15:46 GMT+7

Phớt lờ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục mua tên lửa S-400 của Nga

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục cho thấy sự quyết tâm sở hữu hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, phớt lờ các cảnh báo từ Mỹ và các nước khác trong NATO ngay sau một hội nghị căng thẳng của khối.

Phớt lờ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục mua tên lửa S-400 của Nga - Ảnh 1.

Hệ thống phòng không S-400 của Nga có thể bắn hạ các máy bay và tên lửa hành trình ở khoảng cách tới 400km - Ảnh chụp màn hình

Hãng thông tấn Interfax của Nga ngày 6-12 dẫn lời một quan chức quốc phòng Nga cấp cao tiết lộ Ankara và Matxcơva đang đàm phán mua tiếp hệ thống phòng không hiện đại S-400. 

Hai bên hi vọng có thể chốt thương vụ trong nửa đầu năm 2020, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết hoàn toàn các lo ngại của Mỹ.

Việc Ankara - một thành viên của NATO do Washington dẫn dắt, lại đi mua vũ khí của Matxcơva đã khiến Mỹ "nóng mặt". 

Người Mỹ lo ngại một khi S-400 được tích hợp vào hệ thống phòng không của NATO, các bí mật quân sự của phương Tây sẽ bị Nga nắm được giữa lúc quan hệ giữa hai bên luôn âm ỉ căng thẳng.

Mỹ hiện đang cố gắng thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thương vụ S-400, thậm chí đe dọa trừng phạt nhưng có vẻ như không thể lay chuyển được Ankara. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 5-12 thừa nhận "không có tiến triển nào" trong việc thuyết phục, đồng thời cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ theo đuổi mua hệ thống S-400 của Nga là "hướng đi sai lầm".

Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại ra khỏi danh sách các nước có thể mua máy bay tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ sau hợp đồng S-400 đầu tiên với Nga.

Hồi tháng trước, để kiểm tra một số tính năng của S-400, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều máy bay F-16 do Mỹ sản xuất bay qua không phận thủ đô Ankara khiến Washington phải lên tiếng bày tỏ lo ngại.

Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là nước duy nhất có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt vì mua vũ khí từ Nga. Các biện pháp trừng phạt bao gồm cấm nhập cảnh Mỹ, phong tỏa tài sản và các giao dịch tài chính trên lãnh thổ Mỹ.

Năm 2017, Mỹ ban hành Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) trong đó chủ yếu nhắm vào Nga và các nước mua vũ khí từ Nga.

Một số đơn vị quân đội của Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách trừng phạt của Washington vì mua tiêm kích Su-35 từ Nga. Ấn Độ, một đối tác của Mỹ tại châu Á, cũng đứng trước nguy cơ bị trừng phạt vì hợp đồng mua S-400 sau đó.

Tuy nhiên, hợp đồng mua S-400 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga lại gây chú ý nhất và khiến quan hệ đã vốn "cơm không lành, canh không ngọt" thêm căng thẳng.

Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp 'khẩu chiến' xung quanh vụ 'chết não'

TTO - Một cuộc đấu khẩu giữa Thổ Nhĩ Kỹ và Pháp vừa bùng nổ xung quanh phát ngôn "NATO đã chết não" của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi đầu tháng này.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết bên ngoài Bảo tàng Do Thái ở Washington

Một nhà ngoại giao Israel và người phụ nữ đi cùng đã bị bắn chết khi họ rời khỏi một sự kiện tại Bảo tàng Do Thái ở thủ đô Washington của Mỹ.

Nhân viên đại sứ quán Israel bị bắn chết bên ngoài Bảo tàng Do Thái ở Washington

Israel bắn cảnh cáo vào phái đoàn ngoại giao các nước

Phía Israel xác nhận các binh sĩ "bắn nhầm" vào một nhóm nhà ngoại giao từ nhiều nước khi họ đang thăm trại tị nạn ở Jenin.

Israel bắn cảnh cáo vào phái đoàn ngoại giao các nước

Thái Lan siết chặt bồi thường hàng không

Kể từ ngày 20-5, Thái Lan buộc các hãng hàng không phải bồi thường và cung cấp hỗ trợ cho hành khách khi chuyến bay bị hoãn hoặc hủy.

Thái Lan siết chặt bồi thường hàng không

Ông Kim Jong Un nổi giận vì sự cố trong lễ hạ thủy tàu chiến mới

Một sự cố xảy ra khi hạ thủy tàu khu trục mới của Triều Tiên khiến ông Kim Jong Un nổi giận, chỉ trích sự cẩu thả và yêu cầu khắc phục.

Ông Kim Jong Un nổi giận vì sự cố trong lễ hạ thủy tàu chiến mới

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Một số người dùng Facebook chia sẻ ảnh cũ của ông Duterte khiến nhiều người lầm tưởng cựu tổng thống Philippines đã thực sự trở về nước.

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Không còn chờ đợi sự ủng hộ từ Washington, Anh và EU đã phối hợp công bố loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga hôm 20-5.

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar