18/10/2018 11:11 GMT+7

Phòng sốt xuất huyết: Bộ trưởng Y tế chê tuyên truyền không đúng trọng tâm

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Theo hệ thống giám sát dịch tễ trong tháng qua, số ca bệnh sốt xuất huyết có hiện tượng gia tăng theo mùa ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có TP.HCM.

Phòng sốt xuất huyết: Bộ trưởng Y tế chê tuyên truyền không đúng trọng tâm - Ảnh 1.

Nhân viên y tế kiểm tra mật độ lăng quăng ở P. Trảng Dài, TP Biên Hòa - Ảnh: BÌNH AN

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn đốt và truyền bệnh. Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị không kịp thời, vì thế phương án hữu hiệu nhất là chủ động phòng chống.

Cần truyền thông đúng trọng tâm

Trong buổi phát động "Chiến dịch phòng chống tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết" mới đây tại TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn cho biết công tác truyền thông sốt xuất huyết ở nhiều quận, huyện còn chưa đúng trọng tâm. 

"Tôi rất sốt ruột về công tác truyền thông trong phòng chống và điều trị bệnh sốt xuất huyết. Có truyền thông tốt, phòng chống dịch bệnh mới tốt. Những hình ảnh, video rất chân thật, thu hút người nhìn nhưng chưa đạt về nội dung thông điệp" - bà Tiến nói.

Theo Bộ trưởng Tiến, sốt xuất huyết gây bệnh do muỗi đốt, vì thế cần phải diệt muỗi bằng cách phun thuốc diệt muỗi kết hợp với lật úp các dụng cụ chứa nước như chai, lọ, lốp xe... để không cho lăng quăng sinh sôi. Nhiều video, băngrôn, hình ảnh tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết nhưng lại chú tâm đến hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường như cầm chổi quét rác, phát quang bụi rậm... Bà Tiến nhận định đây là hành động cần làm nhưng chưa đúng trọng tâm.

Ngoài ra, bà Tiến cũng đặt vấn đề tại sao tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết nhưng chỉ chú trọng hình ảnh xe phun thuốc diệt muỗi. 

"Phun thuốc chỉ diệt được muỗi trưởng thành, không diệt được lăng quăng. Vài ngày sau khi phun, lăng quăng lại phát triển thành muỗi, đây là lý do vì sao dịch bệnh cứ mãi hoành hành. Vì thế cần kết hợp diệt muỗi và diệt cả lăng quăng để phòng chống sốt xuất huyết" - bà Tiến nhấn mạnh.

Diệt muỗi, diệt cả lăng quăng

Các chuyên gia y tế cho biết muỗi lây bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn cái, đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở dụng cụ chứa nước sạch trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây..., các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Đây là loại muỗi không đẻ ở ao tù, cống rãnh. Đặc biệt, muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình trên 20 độ C.

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, diệt muỗi và diệt lăng quăng là biện pháp chủ động phòng bệnh tốt nhất, đơn giản nhất. Do đó, mọi người dân, mọi gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hằng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; đậy kín các vật dụng chứa nước để không có lăng quăng, thay nước bình hoa; loại bỏ các vật liệu phế thải đọng nước ở trong nhà và xung quanh nhà không cho muỗi đẻ trứng; ngủ mùng, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Tránh truyền dịch tại nhà

Một bác sĩ chuyên khoa nhi Bệnh viện Nhi đồng TP cho rằng bệnh sốt xuất huyết có những dấu hiệu đặc trưng như: người lừ đừ, sốt cao đột ngột, đau đầu, đau nhức vùng hốc mắt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết trên da. Ở giai đoạn nặng có biểu hiện đau cơ, co giật, giảm tiểu cầu, sốc...

Khi nghi ngờ người bệnh có những dấu hiệu trên, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nặng gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà, không dùng aspirin để hạ sốt (có thể gây xuất huyết sớm và nặng hơn), không áp dụng các phương pháp dân gian không có cơ sở khoa học như cạo gió, cắt lể...

Theo các bác sĩ, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên uống nhiều nước. Tốt nhất là uống oresol pha loãng để bù được cả lượng nước và điện giải đã mất đi. Ngoài ra, có thể uống nước đun sôi để nguội, nước hoa quả (cam, chanh), ăn thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu, không màu nhưng vẫn đảm bảo giàu dinh dưỡng như cháo, xúp.

Sốt xuất huyết gia tăng nhanh ở Đồng Nai

sxh bv

Bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết tại hành lang khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng TP - Ảnh: X.MAI

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, trong tháng 9 Đồng Nai ghi nhận 971 ca sốt xuất huyết, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2017 (698 ca). Tính từ ngày 1 đến ngày 17-10, toàn tỉnh ghi nhận 672 ca, tăng 118% so với cùng kỳ 2017 (308 ca), riêng số nội trú tăng 83%.

Ông Bạch Thái Bình - giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai - cho biết địa bàn đang lưu hành cả 4 type virút gây bệnh sốt xuất huyết nên nguy cơ tái nhiễm bệnh (chủng khác) có thể xảy ra. Các địa bàn ghi nhận bệnh nhiều là TP Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom. Đây là khu vực tập trung đông phòng trọ, công nhân lao động sinh sống.

A LỘC

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Từ “bác sĩ dỏm” hoạt động giữa trung tâm Hà Nội, một cơ sở thẩm mỹ bị tố sai phạm ở Hải Phòng đến vụ tử vong khi chuyển viện tại Thanh Hóa đều là những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh vừa xảy ra.

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Sở Nội vụ TP.HCM phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh xương khớp - thần kinh và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng.

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar